Thứ sáu, 26/04/2024 19:04
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 09/04/2024 16:36

Lấy sán dây dài 10m từ cơ thể người đàn ông

Bệnh nhân 50 tuổi đi khám khi phát hiện nhiều đốt sán màu trắng, sau điều trị xổ ra con sán dài 10 mét, hiếm gặp.

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận và điều trị cho 1 bệnh nhân bị mắc sán dây vì thói quen ăn đồ sống.

Bệnh nhân là ông T.V.N (50 tuổi, trú tại Thái Nguyên). Ông N cho biết, nhiều lần sán dây tự chui qua đường hậu môn khiến ông sợ hãi.

Lo ảnh hưởng đến sức khỏe, ông đi khám tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và được chẩn đoán: Nhiễm Ký Sinh trùng/ Sán dây. Sau đó, bệnh nhân đã được nhập khoa Virus – Ký sinh trùng để điều trị.

Khai thác tiền sử, ông N. cho biết, ông có sở thích ăn đồ tái sống, tiết canh, nam sống với tuần suất dày đặc. 10 năm trước, ông cũng đã từng phải điều trị bệnh giun sán.

Đến nay, lại gặp cảnh sán dây "bò ra ngoài" khi đi đại tiện nên ông vội vã đi khám. Sau khi uống thuốc, ông "xổ" ra con sán dài khoảng 10m.

base64-17125667721301558436696

Bệnh nhân đang được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Ảnh: Bệnh viện cung cấp).

Bác sĩ Nguyễn Thanh Bình, Phó Trưởng khó Virus – Ký Sinh trùng, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, bệnh nhân cần nhập viện vì tẩy sán ở nhà không sạch sẽ, không đảm bảo, rất dễ lây cho người khác.

Hơn nữa, bệnh nhân cần được theo dõi uống thuốc và xem con sán dây ra ngoài thế nào. Vì để tẩy sạch được sán dây thì phải ra được cả đốt và đầu sán. Nếu còn đốt và còn đầu sán thì nó còn phát triển tiếp. Trước đây bệnh nhân từng được tẩy sán dây nhưng chưa hết nên vẫn tiếp tục phát triển trong bụng bệnh nhân.

"Bệnh sán dây (Taeniasis) do các loài sán dây trưởng thành gồm Taenia saginata, Taenia solium và Taenia asiatica ký sinh trong ruột gây nên. Bệnh sán dây có thể ký sinh ở người dưới hình thức sán trưởng thành và ấu trùng.

Bệnh sán dây gây bệnh ở người thường do sán dây lợn và sán dây bò gây nên. Bệnh sán dây liên quan đến thói quen ăn thịt lợn/bò tái, sống hoặc chưa được nấu chín, có thể gây ra các triệu chứng không đặc hiệu như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón khi sán dây phát triển trong ruột.

Bệnh ấu trùng sán dây lợn xảy ra khi ăn phải trứng sán dây lợn. Trứng sán dây lợn được đào thải qua phân của người bị nhiễm bệnh, có thể gây ô nhiễm môi trường nước, đất, từ đó có thể ô nhiễm thực phẩm như rau sống, rau thuỷ sinh phơi nhiễm với trứng sán.

Ấu trùng sán dây lợn có thể phát triển ở cơ, da, mắt và hệ thần kinh trung ương. Trường hợp nặng có thể gây đau đầu dữ dội, nôn, co giật hoặc động kinh.

"Để đề phòng bệnh sán dây, người dân nên ăn chín uống sôi. Không ăn uống thực phẩm sống, tái. Đồng thời giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh; Thực hành vệ sinh tay đúng cách, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh", bác sĩ Bình khuyến cáo.

-->> Hoại tử ruột sau khi ăn thịt lợn và rau sống

Thúy Ngà  
Hình dạng khuôn mặt tiết lộ tính cách gì của bạn?
Người phụ nữ đột quỵ sau khi làm “chuyện ấy”
Giá đỗ có thực sự giúp sung sức trong 'cuộc yêu''?
Vì sao tập thể dục thường xuyên vẫn tăng cân vù vù?
Bé trai 3 tuổi ngộ độc chì nguy kịch sau khi uống thuốc nam
Bổ sung chất xơ đúng cách tránh đầy hơi, chuột rút
Hà Nội vào đỉnh dịch tay chân miệng: Chuyên gia chỉ dấu hiệu không nên chủ quan
Mắc Covid-19 liên tục trong 613 ngày
Cô đơn làm tăng 50% nguy cơ mất trí nhớ
Bị ù tai, vo ve trong tai: Điều trị bằng cách nào?
Bất thường ở tim có thể là dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt
Tăng 10% nguy cơ đột quỵ do thói quen khi ngủ
Nơi bẩn nhất trong phòng làm việc, chứa ổ vi khuẩn gấp 400 lần bồn cầu
Bệnh viện không được từ chối, chậm trễ cấp cứu trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5
Chuyên gia Meijibio chia sẻ bí quyết sống lâu khoẻ mạnh
“Đu trend” pha mắm tôm vào trà sữa: Thú vui đánh đổi nguy cơ ngộ độc
Dấu hiệu u xơ tử cung thường gặp là gì?
Chuyên gia y tế thế giới bàn chiến lược cải thiện sức khỏe và bất bình đẳng giới
Thịt gà có 6 dấu hiệu này tuyệt đối không ăn
Cải thiện ngồi lâu giúp tăng tuổi thọ ở người lớn tuổi
Xem thêm