Thứ ba, 25/03/2025 12:54     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 08/04/2024 09:43

Hoại tử ruột sau khi ăn thịt lợn và rau sống

Sau khi ăn rau sống và thịt lợn hun khói, người đàn ông 72 tuổi đau bụng, nôn nhiều, khi vào viện ruột non hoại tử gần hết.

Các bác sĩ Bệnh viện Hữu Nghị vừa phẫu thuật thành công cho một bệnh nhân hoại tử gần toàn bộ ruột non, nghi do ngộ độc.

Bệnh nhân 72 tuổi, ở Hà Nội vào cấp cứu tại bệnh viện Hữu Nghị trong tình trạng sốc nhiễm trùng, nhiễm độc nặng.

Người nhà kể sau khi ăn rau sống và thịt lợn hun khói, người đàn ông xuất hiện đau bụng, nôn nhiều và đi ngoài. Bệnh nhân sau đó được đưa vào Bệnh viện Hữu Nghị cấp cứu.

Sau khi làm các xét nghiệm và chụp cắt lớp ổ bụng, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị sốc do hoại tử ruột. Bệnh nhân được chuyển mổ cấp cứu.

Theo BS Ngọc Tiền, trưởng kíp gây mê, khoa gây mê hồi sức, bệnh nhân vào phòng mổ trong tình trạng sốc nhiễm trùng nhiễm độc nặng, mạch nhanh nhỏ khó bắt, huyết áp tụt, các bác sĩ đã phải dùng các thuốc vận mạch liều cao, tiến hành vừa mổ vừa hồi sức.

Trong quá trình mổ, bác sĩ nhận thấy một đoạn dài gần 2,5m ruột non bị hoại tử đen nên đã tiến hành cắt toàn bộ đoạn ruột hoại tử và phục hồi lại lưu thông ruột.

Ngay sau mổ, tình trạng sốc của bệnh nhân đã được cải thiện, bỏ thở máy. Sau đó, bệnh nhân đã đi ngoài và ăn uống nhẹ, tình trạng ổn định.

befunky-collage-1-edited-1712487947904

Người đàn ông bị hoại tử ruột sau khi ăn lợn hun khói và rau sống (Ảnh minh họa)

Theo BS Hoàng Việt Dũng, Trưởng khoa Ngoại tổng hợp, người trực tiếp phẫu thuật, hoại tử ruột non là bệnh lý rất nặng, tỷ lệ tử vong cao, cần được chẩn đoán và xử trí kịp thời.

Nguyên nhân hoại tử ruột hay gặp trong các bệnh về máu gây tắc mạch mạc treo, tắc ruột do xoắn vặn, do dây chằng thắt nghẹt gây thiếu máu ruột dẫn đến hoại tử, thoát vị bẹn nghẹt, do viêm ruột…

Viêm ruột hoại tử có thể do Clostridial là một loại trực khuẩn gặp ở thức ăn vệ sinh kém, trong thịt chưa chín kỹ, nhiễm giun đũa.

"Biểu hiện lâm sàng bao gồm: đau bụng, nôn, sốt, đi ngoài phân lỏng có thể có máu, bụng chướng, nặng có thể sốc, suy hô hấp, suy thận cấp, toan chuyển hóa… và tử vong", BS Dũng cho hay.

BS Dũng khuyến cáo các bệnh nhân có tiền sử tim mạch, các bệnh về máu, sử dụng thuốc chống đông…cần khám và kiểm tra định kỳ.

Bệnh nhân cần có chế độ ăn, dinh dưỡng hợp lý, thức ăn sạch sẽ, ăn chín, uống sôi có thể giảm thiểu các nguy cơ của loại bệnh lý này.

Nếu có các triệu chứng xuất hiện đột ngột như trên cần đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất.

Thúy Ngà  
Cụ ông 87 tuổi bị u phì đại tiền liệt tuyến
Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An:  Công tác quản lý y tế còn nhiều 'lỗ hổng' cần 'bịt kín'
Vingroup tài trợ 1.000 tỷ đồng cho “đề án cấp cứu ngoại viện cấp quốc gia”
Vinmec là hệ thống y tế số 1 Việt Nam dành cho người nước ngoài
Bị bạn học đẩy ngã, bé trai 8 tuổi bất ngờ phát hiện bệnh phổi hiếm gặp
Bộ Y tế đưa 5 khuyến cáo phòng bệnh sởi lan nhanh
33 tuổi phát hiện u xương từ triệu chứng đau ai cũng từng gặp
3 giờ phẫu thuật lấy khối u buồng trứng nặng 15kg cho nữ bệnh nhân
Nhiễm trùng nguy kịch sau 1 tuần tự đắp lá cây trị vết thương tại nhà
Nam học sinh bị chìa khóa xuyên sọ não 3cm
Sụt 10kg trong vòng 5 tháng, biết sự thật ai cũng ngớ người
Đứt gân, nhiễm trùng cổ tay sau 4 mũi tiêm khớp của 'thần y'
Nhập viện do đắp thuốc nam chữa u tuyến giáp
Bé trai 11 tuổi mắc bệnh ác tính hiếm gặp
Cựu bác sĩ Đội tuyển Việt Nam chỉ 6 chấn thương thường gặp  khi chơi bóng và cách hồi phục
Khuyên lưỡi rơi vào dạ dày khi ăn cơm
Người đàn ông chấn thương sọ não biến chứng được cứu sống thần kỳ
Đau xương khớp khi trời lạnh, bác sĩ nói gì?
Nhiễm trùng nghiêm trọng từ vết xước nhỏ trên má
Nữ bác sĩ bỏ tiền túi làm xét nghiệm cho bệnh nhân
Xem thêm