7 món ăn người Việt nghiện mê mẩn lại là ổ chứa giun sán trong bụng
Đây là những món ăn nhiều người Việt nghiện mê mẩn nhưng lại có thể khiến chung ta bị nhiễm ký sinh trùng nếu chế biến không đúng cách.
Tiết canh, lòng lợn
Ảnh minh họa
Chuyên gia cảnh báo, ăn tiết canh lợn có thể khiến bạn phải nhập viện do nhiễm ký sinh trùng, giun sán. Đây là ổ bệnh chứa nhiều vi khuẩn nguy hiểm cho con người.
Bên cạnh đó, lòng lợn cũng là bộ phận chứa nhiều sán nhất cũng như khó lòng loại bỏ trực khuẩn nguy hại cho cơ thể.
Rau sống
Ảnh minh họa
Sán trưởng thành nằm trong ruột người, rồi đẻ ra trứng và xuất hiện trong phân người, nếu điều kiện vệ sinh kém, trứng sẽ nhiễm vào nguồn nước/rau, nếu rửa không sạch. Trứng từ đó vào cơ thể và phát triển thành con sán. Ngoài ra, ăn rau sống còn có nguy cơ mắc bệnh tiêu hóa khác như tiêu chảy…
Do đó, người dân cần hạn chế ăn rau sống. Nếu có ăn thì rau mang về phải rửa thật nhiều lần bằng nước sạch.
Rau cần, rau cải xoong, rau rút, củ niễng, ngó sen, rau ngổ, rau muống nước
Rau cần, rau cải xoong, rau rút, củ niễng, ngó sen, rau ngổ, rau muống nước là các loại rau thủy sinh, do mọc dưới nước nên sẽ dễ mang ấu trùng giun sán và lây nhiễm qua đường ăn uống vào con người nếu chế biến chúng không chín kỹ.
Thịt bò sống hoặc tái
Nhiều người thích ăn thịt bò sống hoặc tái vì cho rằng nó có vị ngọt tự nhiên. Tuy nhiên, đây không phải là món mà bạn nên ăn. Thịt bò có thể chứa ký sinh trùng sán dây.
Ảnh minh họa
Thông thường, ký sinh trùng sán dây có màu trắng đục, thân dẹt thẳng, nhiều đốt, có thể dài từ 4-8m. Khi đi vào cơ thể, chúng gây hại khôn lường cho sức khỏe con người.
Ăn thịt bò sống hoặc tái là cách nhanh nhất đưa ký sinh trùng vào cơ thể một cách nghiêm trọng.
Cá sống
Các món cá sống có hương vị thơm ngon nên dù biết có nguy cơ gây bệnh vẫn được rất nhiều người yêu thích.
Ảnh minh họa
Cá sống có chứa nhiều ký sinh trùng, trong đó có cả sán lá gan. Khi ký sinh trùng xâm nhập cơ thể, chúng sẽ nhanh chóng phát triển, đi vào gan và túi mất và làm hỏng gan trong thời gian ngắn. Người bị nhiễm sán sẽ có các dấu hiệu đau nhức, đầy hơi kèm theo đau bụng. Khi kiểm tra sẽ thấy chức năng gan hoạt động không bình thường.
Lươn
Thịt lươn cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu chế biến lươn không kỹ, người ăn có nguy cơ bị nhiễm giun sán từ lươn.
Theo khảo sát của Học viện Khoa học Y tế tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) trong trường hợp không được nấu chín, mỗi lạng lươn có thể chứa 25 loại ký sinh trùng khác nhau nằm dưới phần xương hàm. Những ký sinh trùng đó khi vào cơ thể và đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Ảnh minh họa
Vào mùa sinh sản của ký sinh trùng, tỉ lệ nhiễm trùng của lươn có thể lên tới hơn 50%. Lươn là một trong những loài có tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng cao, đặc biệt là ấu trùng giun tròn. Khiloại ký sinh trùng này xâm nhập vào cơ thể, nó sẽ nhanh chóng phát triển và tấn công lên vùng mắt, gây ra mù lòa.
Do đó, chúng ta phải nấu thịt lươn chín kỹ trước khi ăn, tối thiểu phải đun sôi từ 4-5 phút mới được ăn.
Nem chua
Ảnh minh họa
Những người thường xuyên ăn nem chua, ăn gỏi lợn hoặc ăn thịt lợn nấu chưa chín, rất dễ mắc bệnh nhiễm giun xoắn
Một số biến chứng có thể gặp ở bệnh nhân nhiễm giun xoắn là suy hô hấp, rối loạn tâm thần như cuồng sảng hoặc ngủ gà, huyết áp hạ, mạch nhanh nhỏ...
Bên cạnh đó, nhiều người còn bị sán lá gan sau khi ăn nem chua.
->Những thói quen ăn uống "rước" ung thu gan vào người