Thứ hai, 29/04/2024 06:14
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 02/03/2020 19:00

Dùng chung một bát nước chấm có thể lây nhiễm bệnh Covid-19

Bên cạnh các biện pháp dự phòng lây nhiễm Covid-19 theo khuyến cáo của Bộ Y tế và WHO việc bảo đảm chế độ dinh dưỡng đầy đủ và duy trì một lối sống tích cực, lành mạnh đóng vai trò hết sức quan trọng giúp nâng cao miễn dịch và phòng chống dịch bệnh.

GS.TS Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, thông qua những khuyến cáo về dịch bệnh COVID-19, chúng tôi khuyên người dân cần phải thay đổi triệt để thói quen hàng ngày mà nhiều người mắc phải đó là: dùng đũa để gắp thức ăn chung, dùng chung một bát nước chấm, dùng chung thớt để chế biến đồ chín lẫn đồ sống, dùng chậu rửa mặt chung, ăn các loại động vật hoang dã không rõ nguồn gốc...

dung chung mot bat nuoc cham co the lay nhiem benh covid-19 giadinhvietnam

Dùng chung một bát nước chấm có thể lây nhiễm nhiều bệnh truyền nhiễm. Ảnh: T.H

Việc từ bỏ thói quen như nói ở trên sẽ phòng tránh được nhiều bệnh lây truyền, trong đó có bệnh viêm gan B,C...

Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, việc chế biến thực phẩm và cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh của nhiều người chưa đúng cách. Giáo sư Tuyên cho biết, nhiều bà nội trợ có sai lầm rất lớn là khi đi chợ về để nguyên cả túi nilon cho vào tủ lạnh, điều này dễ làm lây nhiễm vi khuẩn vào thực phẩm, gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Bên cạnh đó, thói quen mua thức ăn dự trữ và để đồ ăn quá lâu trong tủ lạnh cũng tiềm ẩn nguy cơ về sức khỏe mà nhiều người không biết. Vì thế, các bà nội trợ cần thường xuyên vệ sinh tủ lạnh, không nên coi tủ lạnh như vật toàn năng có thể ngăn chặn mọi virus, vi khuẩn…

Giáo sư Tuyên tư vấn khi đi chợ về muốn bảo quản thức ăn trong tủ lạnh thì các bà nội trợ cần phải sử dụng túi riêng, màu trắng và loại chuyên dụng cho học thực phẩm hoặc các vật dụng khác như hộp có nắp để bảo quản thức ăn. Không nên bảo quản thức ăn trong tủ lạnh quá lâu.

Theo ông, người tiêu dùng luôn được khuyến nghị sử dụng và lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ được kiểm nghiệm an toàn. Việc một số bà nội trợ lựa chọn thực phẩm mua ngoài chợ hiện nay cũng khá yên tâm vì hàng tháng theo quy định về an toàn thực phẩm cơ quan chức năng vẫn kiểm tra thường xuyên bằng cách lấy mẫu ngẫu nhiên ở các chợ để kiểm nghiệm xem có nguy cơ không.

Để đảm bảo an toàn chúng ta nên sử dụng găng tay khi lựa chọn thực phẩm ở chợ và khi mua về nhà chúng ta bảo quản, bọc gói thực phẩm sạch sẽ. Phải ăn thực phẩm chín, uống nước sạch hoặc nước đun sôi.

-> Đối tượng nào dễ bị Covid-19 "tấn công"?

Theo Lao Động  
Vì sao đàn ông thích đồng hồ, phụ nữ lại chi 'tiền tấn' cho túi xách hàng hiệu?
Ngủ bên chồng, mơ “làm chuyện ấy'... với kẻ lạ
Gợi ý 5 kiểu váy như nàng thơ 'check in' sống ảo dịp lễ 30/4
Rách hậu môn, thủng trực tràng do đạp xe
Tin tưởng bạn trai, cô gái sốc khi gặp phải bệnh khó nói
Sai lầm khi bật quạt mùa hè có thể gây đột quỵ
Những tác hại tiềm ẩn khi sử dụng kem chống nắng hàng ngày
Đi bộ 11 phút mỗi ngày tăng tuổi thọ, giảm nguy cơ tử vong sớm
Thời trang 'hack' tuổi và tôn dáng đỉnh cao của Bảo Anh
Liên tiếp trẻ bị đuối nước, bác sĩ cảnh báo an toàn trong kỳ nghỉ dài
6 bí quyết cân bằng nội tiết tố tự nhiên, không cần thuốc
Cảm giác nôn nao khi đói là dấu hiệu của bệnh gì?
Hình dạng khuôn mặt tiết lộ tính cách gì của bạn?
Cách cung cấp collagen từ bên trong bằng thực phẩm ít tiền
Người phụ nữ đột quỵ sau khi làm “chuyện ấy”
'Búp bê sống' Bé Quyên sở hữu gu thời trang thanh lịch nhưng quý phái
Giá đỗ có thực sự giúp sung sức trong 'cuộc yêu''?
Vì sao tập thể dục thường xuyên vẫn tăng cân vù vù?
Bé trai 3 tuổi ngộ độc chì nguy kịch sau khi uống thuốc nam
Bổ sung chất xơ đúng cách tránh đầy hơi, chuột rút
Xem thêm