Thứ hai, 06/05/2024 19:52
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 13/05/2021 11:39

Dở khóc, dở cười khi nghỉ việc ở nhà trông các “ông tướng”

Hơn 10 ngày học sinh nghỉ học phòng dịch cũng là những ngày mà nhiều bậc phụ huynh đã phải dở khóc, dở cười khi phải nghỉ việc ở nhà trông con.

Nguyễn Thị Bích Thúy – Vĩnh Phúc hiện là sinh viên năm cuối của trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội nhưng ngoài việc học trên giảng đường em vẫn tích cực đi làm thêm để trang trải cuộc sống.

Trước đây, buổi sáng hàng ngày Thúy đi học, chiều em lại tranh thủ làm thêm với nhiều công việc khác nhau đến 17 giờ phụ trách đón cháu cho anh chị. Nhưng từ ngày trường đóng cửa nghỉ dịch Thúy đã trở thành “cô giáo mầm non” bất đắc dĩ với cháu nhỏ đang nghỉ dài chờ qua mùa dịch.

Empty

Để trông cháu Bích Thúy phải nghĩ ra nhiều trò chơi để cháu không bị nhàm chán khi ở nhà (Ảnh: Thúy Ngà)

Bích Thúy tâm sự: “Mình đang sống cùng anh chị ở Hà Nội và cháu nhỏ 3 tuổi đang học mầm non nên những ngày này khi anh chị ngày đi làm mình phải vừa học online vừa làm công việc “bảo mẫu””.

Tuy nhiên, theo chia sẻ của Thúy việc chơi với cháu cả ngày không phải là việc đơn giản.

Đang độ tuổi lên 3 bắt đầu nhận thức sự vật bên ngoài nên ngoài việc cho ăn uống em còn phải dạy bé học và tổ chức nhiều trò chơi phát triển trí thông minh để bé chơi được cả ngày.

Nhưng với gia đình anh chị của Bích Thúy như vậy là còn may mắn khi có em ở cùng để trông con nghỉ dịch. Nhiều gia đình ở Hà Nội không may mắn như vậy nên ngoài việc “điều” ông bà ở quê ra trông cháu, hơn 10 ngày qua là những ngày nhiều bố mẹ phải vật lộn với việc lo người trông mấy “ông tướng”.

Là phụ huynh của bé trai 3 tuổi, chị Hồng Ngọc – Xuân Đỉnh – Bắc Từ Liêm - Hà Nội cho biết: “Con nghỉ học phòng dịch là cả một áp lực với vợ chồng tôi vì bố mẹ vẫn phải đi làm. Việc gửi ai trông rồi thích nghi với giờ giấc sinh hoạt mới của bé không hề đơn giản”.

Empty

Trẻ nghỉ học phòng dịch tạo ra áp lực không nhỏ đối với các phụ huynh (Ảnh: Thúy Ngà)

Chị Nguyễn Phượng – chung cư Xuân Phương – Hà Nội cũng chia sẻ câu chuyện dở khóc dở cười mới đây khi chị ở nhà trông con nghỉ dịch.

Chị Phượng kể, bình thường cậu con trai đầu năm nay học lớp 3 rất tự giác học bài nhưng vì chơi dài trong nhiều ngày nghỉ dịch lại được bà chiều chuộng nên bắt đầu có dấu hiệu lười học bài.

Bực mình vì áp lực công việc lại thấy con bướng bỉnh không nghe lời chị đã quát mắng con khiến cu cậu giận dỗi. Lúc đầu chị cũng không để ý đến hành động của con nhưng sau đó không thấy con đâu chị mới lo lắng đi tìm.

Hỏi khắp các nhà hàng xóm nơi con hay qua chơi nhưng không thấy con đâu, gọi mãi không thấy trả lời chị bắt đầu lo lắng sợ con vì giận mẹ lại đi đâu hay có chuyện gì.

Đang định gọi điện cho chồng thì thật may khi bước vào phòng chị phát hiện con trai đang trốn tiệt trong đống chăn bừa bộn trên giường. Chị thở phào nhưng bấm bụng cười vì từ nãy giờ con trai chị vẫn nằm đó nhưng do cậu con bé quá nên chị cứ nghĩ đó là đống chăn ngủ dậy chưa kịp gấp.

Empty

Nhiều sinh viên coi việc trông trẻ như công việc làm thêm mùa dịch (Ảnh: Thúy Ngà)

Trông trẻ là công việc không hề đơn giản, đặc biệt với những trẻ 3 – 4 tuổi, các bé mầm non thích chạy nhảy, khám phá. Vì thế, việc thuê người trông cũng không hề dễ dàng thậm chí bố mẹ không mấy yên tâm khi giao con cho họ cả ngày.

Bích Thúy chia sẻ thêm: “Mới đầu vất vả lắm vì ở trường các bạn nhỏ được học và sinh hoạt theo lịch trình khoa học, các cháu lại sợ uy của cô giáo. Nhưng khi về nhà các cháu rất thích chạy nhảy, thời gian ăn uống sinh hoạt bị thay đổi. Nhiều hôm, bé nhớ mẹ khóc cả buổi không chịu nín”.

Tuy nhiên, sau hơn 10 ngày làm cô giáo mầm non bất đắc dĩ mọi việc với Thúy giờ đã dễ dàng hơn nhiều.

Không chỉ riêng Bích Thúy, trong những ngày nghỉ dịch không lên lớp nhiều bạn sinh viên tại Hà Nội cũng coi việc trông trẻ như việc làm thêm. Dù công việc vất vả hơn nhiều và đòi hỏi nhiều kỹ năng nhưng theo chia sẻ của các em đó là công việc thú vị nhất là các em đã được trải nghiệm, mang lại cho các em nhiều kinh nghiệm cuộc sống.

Thúy Ngà  
Thiết kế cửa sổ đại kỵ tránh 10 điều làm tiêu tán tài lộc
Tuổi già keo kiệt chi 5 thứ này phúc khí dễ bay mất
Quanh nhà xuất hiện 3 điều báo hiệu may mắn sắp đến
Vì sao ngày càng nhiều bà nội không muốn chăm cháu?
Hối hận sau 5 năm bán nhà ở quê chuyển về sống gần con trai
Vì sao nói 'phần mộ sụp con cháu ít, trên mộ không có cỏ tài sản cạn kiệt'?
3 tài sản cha mẹ dễ gây bất hòa con cái
Làm gì để sống một mình không cô độc?
Chăm cháu khi về già có 4 điều cấm kỵ không nên nói
Cùng làm một việc, ở một nơi nhưng kẻ giàu, người nghèo
Không có gỗ không đỡ được nhà, không xóm giềng không thể sống tốt
Lời 'dặn dò' con gái trong đám cưới gây sốt MXH, chuyên gia khuyên 'không nên': Vì sao?
Tuổi 70 vợ chồng thỏa thuận 4 điều để an tâm dưỡng già
Con cái trưởng thành thường trốn tránh cha mẹ
34 năm gia đình hạnh phúc nhờ sẻ chia việc nhà
Nữ sinh lớp 8 tự làm hại bản thân do nguyên nhân thường thấy trong các gia đình
3 kiểu gia đình không thay đổi sớm muộn cũng bị đào thải
Phụ nữ hiện đại phải cân bằng gia đình và công việc
Lạnh lùng với người nhà, thân thiện với người ngoài có phải bất hiếu?
Lời chúc 8/3 ý nghĩa dành cho sếp nữ, đồng nghiệp và bạn bè
Xem thêm