Thứ sáu, 03/05/2024 21:57
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 04/04/2022 08:21

Dấu hiệu đặc thù nhận biết mức độ trầm cảm

Bệnh trầm cảm không chỉ ảnh hưởng xấu đến cảm xúc, suy nghĩ, hành động và kéo theo những vấn đề về thể chất và tinh thần, nghiêm trọng hơn là người mắc bệnh trầm cảm có thể tự hủy hoại bản thân.

Bệnh trầm cảm là loại rối loạn khí sắc thường gặp trong tâm thần học. Bệnh có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là từ 18 - 45 tuổi, phụ nữ nhiều hơn nam giới với tỷ lệ giới tính nam/nữ = 1/2, giá trị này chỉ là ước chừng vì còn tùy vào nền văn hóa và dân tộc của mỗi quốc gia.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, trung bình mỗi năm bệnh trầm cảm cướp đi 850.000 mạng người, đến năm 2020 trầm cảm là căn bệnh xếp thứ 2 trong số những căn bệnh phổ biến toàn cầu với 121 triệu người mắc bệnh. Nhưng chỉ khoảng 25 % trong số đó được điều trị kịp thời và đúng phương pháp.

Ước tính, có khoảng 3 - 5% dân số thế giới có rối loạn trầm cảm rõ rệt. Tần suất nguy cơ mắc bệnh trầm cảm trong suốt cuộc đời là 15 - 25% Hội chứng này có tỷ lệ cao ở những người ly thân, ly dị, thất nghiệp.

Tram-Camm

Trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến nhất trên toàn thế giới (Ảnh minh họa)

Tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm

Bác sĩ Công an Nhân dân Trần Hoàng Tiến - Học viện Quân y cho biết, theo Cẩm nang chẩn đoán và thống kê rối loạn tâm thần (DSM-5), tiêu chuẩn chẩn đoán cho một giai đoạn trầm cảm là 5 triệu chứng (hoặc hơn) trong số các triệu chứng dưới đây. Đồng thời, chúng được biểu hiện trong thời gian 2 tuần và có sự thay đổi mức độ chức năng. Trong đó, có ít nhất 1 trong các triệu chứng là khí sắc giảm hoặc mất thích thú/ sở thích.

- Khí sắc giảm ở phần lớn thời gian trong ngày hầu như hàng ngày: Bệnh nhân nhận biết (ví dụ: cảm giác buồn hoặc cảm xúc trống rỗng); Bệnh nhân được quan sát bởi người khác (ví dụ: thấy bệnh nhân thường xuyên khóc).

- Giảm sút rõ ràng các thích thú/ sở thích với tất cả hoặc hầu hết các hoạt động, thể hiện phần lớn thời gian trong ngày (bệnh nhân tự nhận biết hoặc từ sự quan sát của người khác).

- Giảm cân khi không ăn kiêng hoặc tăng cân không kiểm soát (ví dụ: thay đổi hơn 5% khối lượng cơ thể trong một tháng), giảm hoặc tăng cảm giác ngon miệng hầu như hàng ngày. Lưu ý: Trẻ em mất khả năng đạt được khối lượng cần thiết.

- Mất ngủ hoặc ngủ nhiều hầu như hàng ngày.

- Kích động hoặc vận động tâm thần chậm.

- Mệt mỏi hoặc mất năng lượng hầu như hàng ngày.

- Có cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi quá mức (có thể là hoang tưởng) hầu như hàng ngày.

- Giảm khả năng suy nghĩ, tập trung chú ý hoặc khó đưa ra quyết định hầu như hàng ngày (bệnh nhân tự thấy hoặc người khác nhận thấy).

- Ý nghĩ về cái chết, ý định tự sát tái diễn không có kế hoạch trước, một hành vi tự sát hoặc một kế hoạch cụ thể để tự sát thành công.

tram-cam-1640961003423352601183-0-0-925-1480-crop-16409610085792124917670-10173308

Tâm trạng buồn bã, có hoặc không kèm theo triệu chứng hay khóc là một trong những biểu hiện trầm cảm ở mức độ nhẹ (Ảnh minh họa)

Các mức độ trầm cảm

Bác sĩ Tiến cho biết, bệnh trầm cảm được chia làm 3 mức độ: Trầm cảm nhẹ, trầm cảm vừa và trầm cảm nặng.

Trầm cảm mức độ nhẹ: Bệnh nhân có 5 - 6 triệu chứng đủ để chẩn đoán. Các triệu chứng này ít ảnh hưởng đến chức năng lao động, xã hội của bệnh nhân.

Trầm cảm mức độ vừa: Bệnh nhân có 7 - 8 triệu chứng, ảnh hưởng đến chức năng lao động xã hội rõ ràng.

Trầm cảm mức độ nặng: Bệnh nhân có tất cả 9 triệu chứng, các chức năng xã hội, nghề nghiệp bị ảnh hưởng trầm trọng. Bên cạnh đó có một số đặc điểm khác biệt như: Ý nghĩ muốn chết hoặc có hành vi tự sát. Hầu hết bệnh nhân trầm cảm đều có ý nghĩ về cái chết, nặng hơn thì họ có ý định tự sát hoặc hành vi tự sát.

Từ ý nghĩ tự sát, bệnh nhân sẽ có hành vi tự sát. Bác sĩ Tiến nhấn mạnh, cần lưu ý rằng có đến 75% các trường hợp tự sát có nguyên nhân là trầm cảm, vì vậy không được xem thường triệu chứng này. Khi phát hiện ra ý định tự sát ở bệnh nhân trầm cảm cần phải điều trị nội trú cho các bệnh nhân trong khoa tâm thần.

Theo đó, mật độ và ý định tự sát có thể rất khác nhau. Một số bệnh nhân có ý định tự sát ít nghiêm trọng, có thể ý định tự sát chỉ mới ập đến (chỉ 1 - 2 phút) mà trước đó bệnh nhân chưa hề nghĩ đến cái chết.

Trường hợp nặng hơn, ý nghĩ tự sát tái diễn (1 hoặc 2 lần/ tuần), họ có thể cân nhắc kĩ càng trước khi hành động.

Một bệnh nhân tự sát có thể chuẩn bị vật chất (ví dụ: vũ khí hoặc chất độc) để sử dụng cho hành vi tự sát, có thể xác định chỗ và thời điểm họ chỉ có một mình để có thể tự sát thành công.

Họ có thể lập kế hoạch thực tế để đảm bảo tự sát sẽ kết thúc bằng cái chết, bệnh nhân có thể tích trữ thuốc, mua thuốc độc, dây thừng… có thể viết thư tuyệt mệnh, thông báo cho bạn bè hoặc người thân về ý định tự sát của họ.

Đặc biệt, khi tự sát bất thành thì động lực tự sát những lần sau của bệnh nhân vô cùng mạnh mẽ.

-->> Cách nhận biết trẻ trầm cảm, có suy nghĩ tự sát

Thúy Ngà  
Khám miễn phí cho trẻ đặc biệt nhân Tháng Tự kỷ Thế giới
Điều gì xảy ra với cơ thể khi luôn ăn tối trước 19h?
Phát hiện bệnh nguy hiểm từ những lần đổ mồ hôi bất thường
Tại sao nên sử dụng thực phẩm bổ sung để hỗ trợ sức khỏe âm đạo?
2 người tử vong do nắng nóng: Bác sĩ chỉ dấu hiệu cần đề phòng
4 biện pháp phòng ngừa tránh say nắng cực hiệu quả
Có nên tắm nhiều lần để giải nhiệt khi trời nắng nóng?
Hầu hết người già sống tới 80 không làm 4 điều này ở tuổi 60
Mỗi tối ăn 1 tép tỏi, điều kỳ diệu gì xảy ra với cơ thể bạn?
Tưởng bị viêm khớp, đi khám phát hiện ra hội chứng ống cổ tay
Mặt biến dạng sau 3 ngày cắt môi hình trái tim
Cách cải thiện mề đay mẩn ngứa từ cây nhà lá vườn
Áo chống nắng dày hay mỏng chống tia UV tốt hơn?
Ngủ bên chồng, mơ làm 'chuyện ấy'... với kẻ lạ
Rách hậu môn, thủng trực tràng do đạp xe
Tin tưởng bạn trai, cô gái sốc khi gặp phải bệnh khó nói
Sai lầm khi bật quạt mùa hè có thể gây đột quỵ
Đi bộ 11 phút mỗi ngày tăng tuổi thọ, giảm nguy cơ tử vong sớm
Liên tiếp trẻ bị đuối nước, bác sĩ cảnh báo an toàn trong kỳ nghỉ dài
6 bí quyết cân bằng nội tiết tố tự nhiên, không cần thuốc
Xem thêm