Chủ nhật, 19/05/2024 13:45
|
Hà nội 21*C/61%
Chủ nhật, 03/04/2022 07:27

Cách nhận biết trẻ trầm cảm, có suy nghĩ tự sát

Trầm cảm tuổi học đường hiện đang là căn bệnh đáng báo động bởi nó đang làm cho tỷ lệ học sinh tự tử ngày càng gia tăng.

Thời gian gần đây liên tiếp xảy ra các trường hợp học sinh tự tử vì áp lực học hành. Từ những lá thư tuyệt mệnh để lại, có thể các em đã tự dằn vặt trong suy nghĩ tiêu cực, có vấn đề tâm lý suốt thời gian dài.

Theo các bác sĩ, thực tế, tình trạng trẻ vị thành niên gặp vấn đề tâm lý, rối lọan lo âu, trầm cảm và có ý định tự sát đang rất phổ biến. Nhiều trường hợp trong đó không thể cứu vãn, lựa chọn cái chết là con đường giải thoát duy nhất. Đáng tiếc là trước đó, trẻ đã có những dấu hiệu của trầm cảm, nhưng gia đình không nhận ra hoặc không lường trước được hậu quả.

tram-cam1

Gia tăng các vụ tự tử do trầm cảm, rối loạn tâm lý (Ảnh minh họa)

Chia sẻ với VietNamNet, TS.BS Trần Thị Hồng Thu, Phó giám đốc Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương cho biết, có một số dấu hiện ở trẻ cảnh báo bệnh tâm lý, trầm cảm mà phụ huynh không khó để nhận ra.

Cụ thể, trẻ không nghe lời, căng thẳng, phản ứng thái quá, có tình trạng thu rút lại, không cởi mở, không nói chuyện với bố mẹ. Tính khí trẻ cáu gắt bất thường, dễ khóc, dễ xung đột. Bé có thể rất sợ giao tiếp, ngại đi học, kém hòa đồng.

Một dấu hiệu cần cảnh giác khác là vấn đề khó ngủ, ngủ không sâu giấc ở trẻ. Theo TS Thu, trẻ em vô tư nên thường đi vào giấc ngủ rất dễ dàng. Tuy nhiên, nếu không ốm đau nhưng trẻ lại ngủ kém, trằn trọc không ngủ được suốt thời gian dài thì rất có thể con đã gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần.

Bên cạnh đó, trẻ có bệnh tâm lý, trầm cảm cũng thường ăn kém, thậm chí không chịu ăn dẫn tới sút cân. Mệt mỏi, căng thẳng kéo dài cũng khiến bé hay quên, học hành không hiệu quả.

Trường hợp tinh thần rất xấu còn làm phát sinh các chứng đau kéo dài, hay gặp nhất là đau đầu, đau bụng.

“Có những trường hợp, trẻ cứ đến giờ đi học là đau bụng, rối loạn tiêu hóa”, TS Thu nói.

Theo TS Thu, những trẻ gặp vấn đề tâm lý, trầm cảm dần dần sẽ xuất hiện cảm giác tự ti, thất vọng về bản thân. Bé sẽ cảm thấy có lỗi, tự buộc tội cho mình, tuyệt vọng, bế tắc không lối thoát. Bệnh nhân coi cái chết là lối thoát duy nhất nên bắt đầu có suy nghĩ tiêu cực và tìm cách để tự sát.

Chuyên gia cho biết có một số dấu hiệu để nhận ra trẻ đang có suy nghĩ tự sát.

Thứ nhất, con đột nhiên phấn khởi một cách lạ thường. Theo TS Thu, đây là biểu hiện trấn an bản thân, cảm thấy đã có lối thoát nên phấn khởi hơn. Thứ hai, bé cũng có thể trầm uất nặng nề hơn. Trẻ trăn trở, giằng xé, khó xử nên sẽ có thái độ bất mãn. Thứ ba, trẻ có thể nói những câu chuyện kỳ quặc, nói vu vơ về những chuyện liên quan đến cái chết hoặc dọa tự tử.

“Khi con có các dấu hiệu bất thường về tâm lý nói trên, cần đưa bé đi khám ngay để được bác sĩ sàng lọc, tư vấn, can thiệp”, TS nhấn mạnh.

Để phòng tránh các vấn đề tâm lý, trầm cảm cho trẻ, theo TS.BS Trần Thị Hồng Thu, cha mẹ cần thấu hiểu được tâm tư, nguyện vọng của con, tìm cách giúp trẻ nói hết mọi suy nghĩ mình. TS Thu cho rằng, “bố mẹ có hạnh phúc thì con mới được chăm sóc tốt nhất”, bởi vậy bố mẹ trước tiên phải chú ý chăm sóc sức khỏe tinh thần thần của bản thân, khi tinh thần thoải mái mới có thể hiểu con hơn, giảm được việc mắng mỏ, chỉ trích đứa trẻ sai cách.

Bên cạnh đó, nên có sự gần gũi, quan tâm đến con, lắng nghe, chia sẻ với các bé nhiều hơn và cố gắng đặt bản thân vào địa vị của trẻ để giải quyết vấn đề.

“Ví dụ, trẻ hay cáu gắt là dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi con gặp vấn đề tâm lý. Nếu thấy bé liên tục phản ứng như vậy mà chúng ta lại cho qua, xem nhẹ, thậm chí “cậy quyền”, mắng mỏ thêm thì có thể con sẽ cảm thấy không còn lối thoát nào nữa”, TS Thu chia sẻ.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mặc dù tự tử xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng theo thống kê, đây là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 4 ở các trẻ từ 15- 19 tuổi trên thế giới. Theo Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) công bố, trung bình mỗi ngày, khoảng 3.000 trẻ vị thành niên tự tử trên thế giới. Đặc biệt, sau khi nhiễm Covid-19, một tỉ lệ cao bệnh nhân có biểu hiện rối loạn tâm thần. Trong đó, những triệu chứng của trầm cảm có thể lên đến 50%.

-->> Trẻ khủng hoảng tâm lý, suy nghĩ tiêu cực: Vì đâu nên nỗi?

Thúy Ngà  
Bắt con xin lỗi ngay khi làm sai, cha mẹ không hay biết đang tạo thói quen nguy hiểm cho trẻ
Báo động học sinh tự tử: Chuyên gia chỉ dấu hiệu cha mẹ cần quan tâm, giám sát con
'Kỳ phùng địch thủ' trên sân nhưng Messi và Ronaldo lại chung cách dạy con
'Chết sững” khi đọc mẩu giấy vụn trong phòng con trai
Nhiều người cấm con đọc truyện tranh nhưng không hay biết 9 điều đặc biệt
4 thứ tưởng vô hại nhưng tiềm ẩn rủi ro cho trẻ nhỏ
10 đặc điểm tính cách hiếm có của những đứa trẻ sinh tháng 5
Cho trẻ học bơi ở độ tuổi nào?
Bí mật kinh hoàng trong phòng ngủ của con gái 17 tuổi
Cha mẹ làm gì khi anh chị em trong nhà xung đột?
Đồ dùng trẻ em thương hiệu Richell được phân phối bởi Magicwave 
Bắt quả tang con trộm tiền
5 cách giúp con tăng vốn từ vựng
Có nên trả tiền để con làm việc nhà?
5 cách giúp bậc cha mẹ có con đồng tính (LGBT) cảm thấy hạnh phúc, an toàn
Trẻ nhốt mình trong phòng cả ngày: Biết 6 nguyên nhân để đưa ra 3 cách xử lý
Nghệ thuật phê bình con
'Sống chung' với con tuổi teen nổi loạn
3 điều dù đắn đo mấy cũng tuyệt đối không được nói với con
Vì sao cha mẹ nên ôm con mỗi ngày?
Xem thêm