Thứ ba, 30/04/2024 02:20
|
Hà nội 21*C/61%
Chủ nhật, 26/07/2020 19:00

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ tò mò về cơ thể mình?

Cha mẹ cần phải làm thế nào để nói chuyện với con mình về những giới hạn mà các bé được làm với cơ thể mà không khiến con cảm thấy xấu hổ hay tội lỗi?

Thừa nhận sự tò mò của trẻ về cơ thể mình

“Cơ thể là lớp học đầu tiên của trẻ em”, Deborah Roffman, một nhà giáo dục, tư vấn và tác giả về tình dục con người cho hay. Đối với trẻ, những âm thanh mà cơ thể tạo ra và những gì bắt nguồn từ chúng đều hấp dẫn.

Việc trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ khám phá bộ phận sinh dục của mình là điều hoàn toàn tự nhiên, đặc biệt là khi chúng không còn dùng bỉm. Bà Roffman nói: “Từ 4 – 5 tuổi, hành vi này sẽ trở nên có chủ đích hơn và tất cả đều bình thường, vô hại”.

Theo tiến sĩ Tanya Coakley, nói chuyện với trẻ nhỏ về cơ thể và tình dục sẽ mở đường cho trẻ nói chuyện cởi mở hơn sau này. Những cuộc nói chuyện đó sẽ ảnh hưởng tích cực đến sự thoải mái của trẻ em với cơ thể của mình. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy những cuộc trò chuyện này làm giảm khả năng mang thai ngoài ý muốn, bệnh lây truyền qua đường tình dục và các hành vi tình dục rủi ro khác.

giao duc gioi tinh Giadinhvietnam (1)

Ảnh minh họa.

Tiến sĩ Coakley cho biết: “Điều cần thiết là phải mở đường cho các cuộc trò chuyện với sự cởi mở, trung thực, không phán xét”.

Điều khiến một đứa trẻ xấu hổ là khi trẻ làm điều mình thích nhưng bị nhận xét là một hành động xấu xa. Xấu hổ là một cảm xúc mạnh mẽ, và nó có thể làm hỏng cách trẻ em nhìn nhận bản thân và cơ thể của mình.

Saleema Noon, một nhà giáo dục sức khỏe tình dục ở Vancouver cho biết: “Chúng tôi muốn trẻ em học được rằng cảm xúc về tình dục là lành mạnh. Nếu trẻ khám phá bộ phận sinh dục của mình và những người xung quanh nghĩ rằng đó là hành động xấu, điều đó sẽ tác động đến trẻ theo cách tiêu cực, ảnh hưởng đến mối quan hệ sau này”.

Sử dụng đúng từ ngữ cho bộ phận cơ thể

Chuyên gia Roffman cho rằng ngôn ngữ có thể trao quyền cho trẻ em hoặc làm tê liệt khả năng giao tiếp của chúng.

Ngôn ngữ có thể trao quyền cho trẻ em hoặc làm tê liệt khả năng giao tiếp của chúng, Roffman nói. Cũng giống như chúng ta cần biết sự khác biệt giữa khuôn mặt và cổ họng, trẻ nên biết sự khác biệt giữa âm hộ và âm đạo. Phụ huynh nên tránh sử dụng từ lóng để gắn với các bộ phận của cơ thể.

Cho trẻ biết khi nào không cho người khác đụng chạm vào cơ thể

Khi những cuộc nói chuyện về cơ thể trở thành thói quen, việc nói chuyện với trẻ em về hành vi cơ thể không phù hợp sẽ trở nên dễ dàng hơn.

giao duc gioi tinh Giadinhvietnam (2)

Ảnh minh họa.

Cha mẹ cần phân tích cho trẻ lúc nào người khác được phép động vào người trẻ, lúc nào thì không. Ngoài ra, tiến sĩ Coakley nói, cha mẹ hãy cho con biết con là người lớn, không được bắt con giữ kín bí mật nào.

Phụ huynh tự thực hành trước khi thực sự nói chuyện với trẻ

Giáo dục giới tính là chủ đề khiến cha mẹ cảm thấy lo lắng. Theo tiến sĩ Coakley, phụ huynh nên thực hiện các cuộc đối thoại trước khi nói chuyện với con bằng cách đóng vai con. Bạn cũng có thể nhờ một người bạn đóng vai giúp. Bạn nên chú ý thực hành cách sử dụng từ ngữ, ngôn ngữ cơ thể và giọng nói của mình. Nếu bạn không cảm thấy thoải mái với những từ chỉ các bộ phận sinh dục như "dương vật" hay "âm đạo", hãy thực hành cho tới khi bạn có thể dễ dàng nói ra những từ đó.

giao duc gioi tinh Giadinhvietnam (3)

Ảnh minh họa.

Natasha Cabrera, tiến sĩ, giáo sư phát triển con người tại Đại học Maryland, chuyên về sự khác biệt về văn hóa và sắc tộc trong cách nuôi dạy con cái cho biết, đàn ông có xu hướng thẳng thắn và trực tiếp hơn, nhiều khả năng cung cấp thông tin hơn cho con trẻ.

Giáo sư cũng cho biết cách tốt nhất để giải đáp sự tò mò là cung cấp thông tin. Cha mẹ hãy đọc cho con nghe đọc một cuốn sách có hình ảnh về các bộ phận cơ thể người.

-> “Học vấn cao và công nghệ hiện đại làm tăng mức độ mất cân bằng giới tính”

T. Linh (Theo NYT)  
Cảnh báo “dọn” bikini quá thường xuyên làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khó chịu tái phát
Thói quen khi tắm khiến phụ nữ mắc bệnh phụ khoa
Quyết sang trời Tây học tập, nữ tiến sĩ hối hận khi ngày trở về không thể sinh con
Căng thẳng làm giảm khả năng mang thai của phụ nữ?
Chuyện 'yêu' ở người cao tuổi: Bao nhiêu là đủ?
Ngân hàng tinh trùng: Giúp nam giới đảm bảo khả năng sinh sản trong tương lai
Vì sao các cặp đôi sắp sinh con đều thích ăn dâu tây?
Nam giới có con ở độ tuổi nào là tốt nhất?
Phát bệnh vì kiêng cữ sau sinh theo tục lệ dân gian
Uống thuốc tránh thai lùi ngày 'đèn đỏ' được không?
Mất hứng “chuyện ấy” sau sinh con
'Kiêng' để dự trữ tinh trùng: Nên không?
Dùng thuốc tiêm tránh thai làm tăng nguy cơ u não gấp 5 lần
Chuyên gia cảnh báo polyp buồng tử cung: Bệnh thường gặp, biến chứng nguy hiểm
Vì sao phụ nữ dễ ốm hơn trong ngày 'đèn đỏ'?
Thói quen ăn uống tưởng chừng vô hại lại gây vô sinh ở phụ nữ
'Chuyện ấy' giảm nhiệt vì... nước hoa
Độ tuổi nào hết ham muốn tình dục?
Tiền sản giật khi mang thai nguy hiểm thế nào, điều trị ra sao?
Bi hài bí kíp “săn rồng vàng”
Xem thêm