Chủ nhật, 28/04/2024 16:31
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 18/10/2021 15:52

Cha mẹ cần chuẩn bị gì khi trẻ tiêm vắc xin Covid-19?

Để chuẩn bị tiêm vắc xin Covid-19 cha mẹ cần cho trẻ ngủ sớm trước ngày tiêm, ăn uống đủ chất, bổ sung thêm vitamin C và uống nhiều nước.

Bộ Y tế đang chuẩn bị mọi nguồn lực để chuẩn bị tiêm vắc xin ngừa Covdi-19 cho trẻ em vào cuối tháng này. Thông tin này gây lo lắng cho nhiều phụ huynh về việc chuẩn bị cho các em như thể nào để an toàn khi tiêm.

Chia sẻ những băn khoăn này của các bậc phụ huynh, Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Hiền Minh, Phó trưởng đơn vị tiêm chủng Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM cho biết: “Không trì hoãn những lịch tiêm vắc xin khác mà trẻ đang tiêm chủng. Đem theo sổ tiêm chủng những vắc xin khác của trẻ khi đến tiêm vắc xin Covid-19".

Với trẻ em gái, bác sĩ Minh lưu ý nếu đến ngày hành kinh bố mẹ cũng không nên lo lắng hay cần thiết tạm hoãn tiêm chủng, trừ trường hợp đau bụng nhiều, nôn ói, mệt mỏi kèm sốt.

dieu-kien-tiem-vac-xin-Covid-19

Vắc xin là phương pháp tốt nhất ngừa Covid-19 (Ảnh minh họa)

Cũng theo Bác sĩ Nguyễn Hiền Minh, trước ngày tiêm, phụ huynh nên cho trẻ nghỉ ngơi, ngủ sớm, giải thích về việc tiêm vắc xin Covid-19, tạo tâm lý thư giãn thoải mái. Cho trẻ dùng thêm một bữa ăn nhẹ một tiếng trước khi đi tiêm để tránh chờ lâu sẽ khiến trẻ đói bụng. Trẻ có thể uống viên sủi đa vitamin hoặc vitamin C (sau ăn) trước khi đi tiêm”.

Bên cạnh đó, bác sĩ Minh cho biết thêm: “Cần cho trẻ uống nhiều nước vào ngày tiêm vắc xin có thể giúp trẻ bớt sốt. Cho con mặc trang phục thoải mái, rộng rãi khi đi tiêm. Nếu không có vaccine nào khác tiêm cùng ngày thì vị trí tiêm vắc xin Covid-19 nên là tay không thuận (ví dụ trẻ thuận tay phải thì nên tiêm vaccine tay bên trái) để giảm những khó khăn trong sinh hoạt học tập của trẻ do đau, nhức mỏi cánh tay sau tiêm vaccine".

Ngoài ra, bác sĩ Hiền Minh lưu ý không để băng keo cá nhân ở vị trí tiêm quá lâu, sau 30 phút có thể giúp trẻ gỡ ra. Quan sát theo dõi sức khỏe trẻ ít nhất 30 phút sau tiêm tại điểm tiêm chủng, nếu có bất cứ những triệu chứng khó chịu nào nên báo ngay cho ba mẹ hoặc nhân viên y tế. Sau đó phụ huynh cho trẻ về nhà nghỉ ngơi ngay, không nên đi chơi hay tham gia những hoạt động thể lực khác vào ngày tiêm chủng.

Trước đó, ngày 14/10 Bộ Y tế đã có văn bản về việc cho phép tiêm vắc xin Covid-19 trẻ 12-17 tuổi theo lộ trình từ lứa tuổi cao đến thấp, tiêm trước cho trẻ 16-17 tuổi và hạ dần độ tuổi, theo tiến độ cung ứng vắc xin và tình hình dịch tại địa phương.

Tại TP HCM, Sở Y tế đề xuất Ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19 thành phố cho phép triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ 12-17 tuổi từ ngày 22/10. Sở Y tế dự kiến tiêm tất cả trẻ trong độ tuổi này đang sinh sống hoặc học tập trên địa bàn, học sinh đang đi học từ lớp 6 đến 12, số lượng khoảng 780.000. Theo dự thảo, trẻ em trên toàn thành phố sẽ được tiêm mũi một trong 5 ngày.

Hoàng Sơn  
Cảnh báo “dọn” bikini quá thường xuyên làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khó chịu tái phát
Thói quen khi tắm khiến phụ nữ mắc bệnh phụ khoa
Quyết sang trời Tây học tập, nữ tiến sĩ hối hận khi ngày trở về không thể sinh con
Căng thẳng làm giảm khả năng mang thai của phụ nữ?
Chuyện 'yêu' ở người cao tuổi: Bao nhiêu là đủ?
Ngân hàng tinh trùng: Giúp nam giới đảm bảo khả năng sinh sản trong tương lai
Vì sao các cặp đôi sắp sinh con đều thích ăn dâu tây?
Nam giới có con ở độ tuổi nào là tốt nhất?
Phát bệnh vì kiêng cữ sau sinh theo tục lệ dân gian
Uống thuốc tránh thai lùi ngày 'đèn đỏ' được không?
Mất hứng “chuyện ấy” sau sinh con
'Kiêng' để dự trữ tinh trùng: Nên không?
Dùng thuốc tiêm tránh thai làm tăng nguy cơ u não gấp 5 lần
Chuyên gia cảnh báo polyp buồng tử cung: Bệnh thường gặp, biến chứng nguy hiểm
Vì sao phụ nữ dễ ốm hơn trong ngày 'đèn đỏ'?
Thói quen ăn uống tưởng chừng vô hại lại gây vô sinh ở phụ nữ
'Chuyện ấy' giảm nhiệt vì... nước hoa
Độ tuổi nào hết ham muốn tình dục?
Tiền sản giật khi mang thai nguy hiểm thế nào, điều trị ra sao?
Bi hài bí kíp “săn rồng vàng”
Xem thêm