Thứ sáu, 10/05/2024 20:53
|
Hà nội 21*C/61%
Chủ nhật, 17/10/2021 07:00

Nhóm nào được ưu tiên, nên chọn vắc xin Covid-19 nào để tiêm cho trẻ?

Theo các chuyên gia, việc tiêm vaccine cho trẻ em là quan trọng nhưng đối tượng này dễ bị tổn thương hơn gấp nhiều lần người cao tuổi, có bệnh lý nền. Do đó, cần được nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi tiêm cho trẻ.

Bộ Y tế và TP.HCM đang đẩy nhanh việc triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em ở nhóm tuổi 12 - 17. Tuy nhiên, theo hướng dẫn mới ban hành của Bộ Y tế, cơ quan này chưa đưa ra thông tin chính thức về thời gian và loại vaccine sẽ triển khai tiêm chủng.

Các chuyên gia cho rằng vấn đề tiêm vaccine cho trẻ em nên được cân nhắc thận trọng hơn so với người lớn và cân nhắc thứ tự ưu tiên trong bối cảnh vaccine còn khan hiếm.

Empty

Tiêm vaccine cho trẻ em nên được cân nhắc thận trọng hơn so với người lớn (Ảnh minh họa)

Ưu tiên tiêm đủ cho người lớn có nguy cơ cao

PGS.TS Đỗ Văn Dũng - Trưởng khoa Y tế công cộng, Đại học Y dược TP.HCM cho biết, nguy cơ diễn biến nặng khi mắc Covid-19 ở trẻ em thấp hơn nhiều so với người lớn. Do đó, ông cho rằng việc tiêm vaccine cho nhóm tuổi này nên được tiến hành khi toàn bộ người lớn thuộc diện có nguy cơ cao đã được tiêm chủng.

"Tiêm vaccine cho trẻ cũng rất quan trọng vì các em cũng cần được bảo vệ. Tuy nhiên, khi cả nước vẫn chưa có lượng vaccine đủ để tiêm cho người dân, việc bảo vệ người lớn quan trọng hơn. Đa số trẻ mắc Covid-19 không có biến cố nặng, trừ khi bé mắc bệnh nền nguy hiểm", PGS Dũng nói.

Chuyên gia này dẫn chứng trong đợt dịch thứ 4 ở TP.HCM, số bệnh nhân Covid-19 tử vong trong độ tuổi trên 65 là khoảng 600 người. Trong khi đó, số ca bệnh tử vong ở nhóm tuổi dưới 18 là khoảng 8 trường hợp. Điều này cho thấy tỷ lệ tử vong ở người lớn có nguy cơ cao cao hơn nhiều so với trẻ nhỏ.

Đồng tình với quan điểm này, bác sĩ Trương Hữu Khanh - nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho rằng, việc tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em hiện chưa quan trọng bằng việc bao phủ vaccine cho toàn bộ người trưởng thành có nguy cơ cao.

"Trẻ nhỏ mắc Covid-19 thường rất nhẹ. Số trẻ không qua khỏi hầu như là những trẻ mắc căn bệnh nền đã nặng và bệnh lý nhiễm trùng. Trẻ khỏe mạnh tiêm vaccine, khi mắc Covid-19 càng không có triệu chứng. Do đó, khi tất cả người người trong gia đình, đặc biệt là nhóm có nguy cơ cao, cao tuổi trong gia đình đã tiêm vaccine thì mới tính đến việc tiêm cho trẻ em", bác sĩ Khanh nói.

Nhóm trẻ nào cần được ưu tiên tiêm vắc xin Covid-19?

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến - Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) cho rằng, khi triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em, vấn đề ông quan tâm là nhóm trẻ ưu tiên tiêm trước và sàng lọc sức khỏe, lựa chọn địa điểm tiêm chủng phù hợp.

Ông đề xuất việc tiêm vaccine cho nhóm trẻ khỏe mạnh, không bệnh nền hay tiền căn dị ứng có thể được thực hiện ở điểm tiêm chủng cộng đồng. Còn với những trẻ có bệnh nền, tiền căn dị ứng, sốc phản vệ, dị ứng vaccine khác..., các bé cần được tiêm tại bệnh viện.

Bác sĩ Tiến cho rằng: "Cũng tương tự người lớn, trẻ nhỏ có bệnh lý nền nguy hiểm, tiền căn dị ứng thuốc, sốc phản vệ và phản ứng sốc với các loại vaccine trước đó nên được bác sĩ tư vấn kỹ lưỡng. Nhóm này cần được ưu tiên nhưng phải tiêm trong bệnh viện".

Ông cho biết theo thống kê của các bác sĩ ở Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, đa số nhóm trẻ từ 14 - 16 có tình trạng thừa cân, béo phì thường diễn biến nặng khi mắc Covid-19. Các tình trạng nguy hiểm thường gặp là suy hô hấp, suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS), cơn bão Cytokine...

"Khi triển khai việc tiêm chủng cần ưu tiên các trẻ thừa cân, béo phì, sau đó là nhóm có bệnh nền", bác sĩ Tiến đề xuất.

Empty

Cần triển khai tiêm vaccine cho học sinh một cách thận trọng, từng bước để trở lại trường học (Ảnh minh họa)

Chọn loại vaccine nào để tiêm cho trẻ em?

Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến cho biết theo Trung tâm Kiểm soát phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, hiện nay, Pfizer là vaccine phòng Covid-19 được phê duyệt tiêm chủng cho nhóm trẻ 12 - 18 tuổi.

Vaccine Moderna cũng đang nghiên cứu ở trẻ từ 6 tháng. Do đó, ông cho rằng việc lựa chọn vaccine cho trẻ em cần ưu tiên loại an toàn nhất, đã được thông qua và có dữ liệu thử nghiệm, nghiên cứu an toàn.

"Tôi làm ngành nhiễm nhi hơn nửa đời, cũng từng ấy thời gian nghiên cứu về vaccine. Do đó, tôi cho rằng nên chọn vaccine được sản xuất theo công nghệ kinh điển đã dùng nhiều cho trẻ em. Hai công nghệ vectors virus và mRNA có thể nói là quá mới. Hai công nghệ kinh điển an toàn cho trẻ em là vaccine liên hợp và vaccine tái tổ hợp, tái tổ hợp tiểu đơn vị", bác sĩ Khanh nói.

Theo bác sĩ Khanh, những loại vaccine được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Bộ Y tế Việt Nam phê duyệt có công nghệ an toàn cho trẻ em là Novavax (Mỹ), Nano Covax (Việt Nam - chưa phê duyệt), Abdala (Cuba), Soberana 2 (Cuba).

Loại vaccine được tiêm chủng cho trẻ em là vấn đề được nhiều phụ huynh quan trọng. Câu hỏi này được đặt ra trong livestream "Dân hỏi - Thành phố trả lời" do Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức tối 15/10.

Trả lời câu hỏi của người dân, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, Tăng Chí Thượng cho biết Sở Y tế đã có cuộc họp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Thông tin và Truyền thông và HCDC để thảo luận về kế hoạch tiêm vaccine phòng Covid-19 cho học sinh từ lớp 6 đến lớp 12.

"Ngay khi Bộ Y tế phân bổ vaccine này thì thành phố sẽ triển khai tiêm chủng ngay. Chúng tôi rất thận trọng vì đối tượng tiêm chủng là trẻ em. Chắc chắn vaccine được tiêm cho trẻ em là vaccine sản xuất dùng cho trẻ em, còn loại nào thì chờ sự phân bổ của Chính phủ", Giám đốc Sở Y tế TP.HCM nói.

Thúy Ngà  
Giải pháp cải thiện ù tai, nghe kém ở người cao tuổi từ thảo dược
Người Việt thích thưởng trà nhưng đa số mắc 3 sai lầm tai hại
Mùa hè nóng nực ăn kem mỗi ngày có tốt không?
Không còn khàn tiếng, u xơ dây thanh quản nhờ bí quyết thảo dược
7 triệu chứng cholesterol cao thường bị bỏ qua ở phụ nữ tuổi 40
1 người chết, 18 người nhập viện sau khi ăn cỗ ở Thái Bình: Bác sĩ chỉ món khoái khẩu mang ổ bệnh
Không một giọt rượu bia vẫn 'dính' nồng độ cồn do hội chứng kỳ lạ hiếm người gặp
8 lợi ích bất ngờ từ việc ôm đối phương
Dưa hấu và dưa lưới: Ăn loại nào tốt hơn, bao nhiêu là đủ?
Ăn yến sào hàng ngày được không, nên ăn thế nào cho tốt?
Bí quyết hết nặng ngực, đau nhói tim do suy tim
Lạm dụng đồ uống có đường nhân tạo tăng 20% nguy cơ mắc bệnh tim
Quý ông mất bản lĩnh do... thể thao
Cơ thể con người chịu đựng được mức nhiệt bao nhiêu?
Dấu hiệu của bệnh suy nhược thần kinh mà 99% bị bỏ qua
Phút dại dột sau mâu thuẫn gia đình
Nữ bệnh nhân 17 tuổi suýt chết do biến chứng thủy đậu
30 tuổi không chịu lập gia đình, mẹ đưa vào viện tâm thần phát hiện điều không ngờ
Khám miễn phí cho trẻ đặc biệt nhân Tháng Tự kỷ Thế giới
Điều gì xảy ra với cơ thể khi luôn ăn tối trước 19h?
Xem thêm