Thứ sáu, 10/05/2024 19:09
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 27/01/2023 11:30

Bao giờ hết Tết?

Tết Nguyên Đán, theo quan niệm dân gian truyền thống chỉ bao gồm 3 ngày. Tuy nhiên, hiện nay trước và sau Tết nhiều người vẫn sống và làm việc trong… không khí Tết, theo kiểu “còn mồng là còn Tết”.

Tet

Nhiều người sợ Tết khi thấy những hình ảnh như thế này (Ảnh minh họa)

3 ngày Tết, theo quan niệm truyền thống là 30 Tết, mồng 1 Tết và mồng 2 Tết hoặc mồng 1, mồng 2, mồng 3 Tết. Sở dĩ có hai quan niệm là bởi dân gian vẫn có câu “Ba mươi chưa phải là Tết”. Nhưng lại cũng có nơi, có vùng, sáng mồng 3 Tết Nguyên Đán đã làm thủ tục cúng tiễn ông vải, đốt vàng mã. Nghĩa là mồng 3 đã… hết Tết.

Tuy nhiên, có thể thấy, ngay cả trên các phương tiện thông tin đại chúng, từ cuối năm âm lịch, cụ thể là sau ngày lễ tiễn ông Công, ông Táo (23 tháng Chạp), bắt đầu thấy xuất hiện các khái niệm “26, 27, 28, 29 Tết”, thậm chí …25 Tết. Tiếp đó, sau Tết Nguyên Đán là các khái niệm “mồng 4, mồng 5 Tết”, thậm chí “mồng 6, mồng 7 Tết”. Tong khi, chính xác phải gọi là 27, 28 tháng Chạp và mồng 5, mồng 6 tháng Giêng.

Về mặt hành chính, hằng năm, lịch nghỉ Tết của cán bộ, viên chức, người lao động thường diễn ra trong 7 - 8 ngày, bắt đầu từ 28, 29 tháng Chạp cho đến mồng 5, mồng 6 tháng Giêng. Có lẽ vì thế, thói quen gọi những ngày trước và sau Tết Nguyên Đán là … ngày Tết trở nên phổ biến.

Còn nhớ trước đây, Tết hầu như chỉ diễn ra trong 3 ngày, nhiều nhất là 5 ngày nhưng bao giờ dân gian cũng chỉ nói: “3 ngày Tết”. Chiều 30 Tết, mọi người vẫn vừa sắm Tết vừa ra đồng làm việc. Đến mồng 3 Tết, nhiều nơi đã xuống đồng đi cấy vụ Chiêm Xuân.

Tất nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, ngày Tết kéo dài thêm là tín hiệu vui và việc nghỉ Tết khoảng 1 tuần là vừa phải, phù hợp cả về văn hóa lẫn khoa học (sức khỏe, kỷ luật lao động…). Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là quan niệm “không khí Tết”, “con mồng là còn Tết” đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công việc trong thời điểm mà lẽ ra phải là “điểm dừng” để tái tạo năng lượng sống, kích thích sự sáng tạo cho những dự định, khởi đầu mới mang tính bước ngoặt, bứt phá trong năm mới.

Sau Tết, hầu như cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nào cũng có tư tưởng… xả hơi. Làm việc cầm chừng, vừa làm vừa chơi bởi vẫn chưa hết Tết. Nếu có vi phạm kỷ luật lao động cũng dễ được lãnh đạo bỏ qua vì lý do Tết.

Ngày làm việc đầu tiên sau Tết Nguyên Đán gần như không hiệu quả. Đầu tiên là màn gặp mặt đầu năm, chúc Tết, dặn dò, kỳ vọng của lãnh đạo. Sau đó các phòng, ban kéo đoàn, kéo lượt đi chúc Tết lẫn nhau. Cuối cùng, sẽ là xe cộ rồng rắn đến từng nhà chúc Tết, nhậu nhẹt. Ngày sau đó là đi lễ chùa, là tou “lên rừng xuống biển”, cầu lộc, cầu tài…

Hiện tượng này cũng có mặt tích cực, đó là tăng cường gắn kết tình cảm đồng nghiệp nhưng nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn đến công việc.

Không phải ngẫu nhiên mà từng có ý kiến đòi bỏ Tết vì nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp FDI bị ảnh hưởng bởi tiến độ sản xuất bị ngưng trệ. Thậm chí, nhiều nhà nghiên cứu văn hóa từng đề xuất gộp Tết Nguyên Đán và Tết Dương lịch làm một để tránh lãng phí thời gian, tiền bạc. Tuy nhiên, về cơ bản, người Việt Nam vẫn không thể bỏ được Tết. Lý do không đơn thuần nằm ở phong tục truyền thống, bản sắc dân tộc mà còn là nhu cầu thực tế. Bởi ở các nước phát triển, người lao động nói chung (không chỉ giới thượng lưu) luôn duy trì kỳ nghỉ cuối tuần. Hằng tuần, hằng tháng, họ thường đi nghỉ, đi du lịch còn ở Việt Nam, dù được nghỉ thứ Bảy, Chủ Nhật nhưng về cơ bản chỉ những người có điều kiện về vật chất mới có kỳ nghỉ theo đúng nghĩa.

Thậm chí, nhiều người giàu có ở Việt Nam bận rộn đến mức không có ngày nghỉ, ngay cả với giới doanh nhân. Do đó, cần thiết duy trì một kỳ nghỉ Tết dài ngày để gắn kết tình cảm gia đình, quê hương và cũng để tái tạo sức lao động, kích thích năng lượng sáng tạo. Người già cần có Tết để đón con cháu sum vầy, chúc thọ sau 1 năm bôn ba kiếm sống. Trẻ con cần có Tết để vui chơi sau 1 năm học hành vất vả.

Điều đáng quan tâm là tư tưởng vui Tết, đón Xuân phải có chừng mực, trong những giới hạn cho phép, tránh ảnh hưởng đến công việc, kỷ luật lao động; tránh lãng phí thời gian, tiền bạc; sa đà vào những hủ tục, tệ nạn...

Tháng Giêng không phải là tháng ăn chơi, hội hè đình đám mà là thời điểm khởi đầu cho những dự định, ước vọng, sức bật để hướng tới một năm mới với những mục tiêu cao hơn.

Quang Duy  
Vì sao nhà giàu thích chơi tranh?
Thiết kế cửa sổ đại kỵ tránh 10 điều làm tiêu tán tài lộc
Tuổi già keo kiệt chi 5 thứ này phúc khí dễ bay mất
Quanh nhà xuất hiện 3 điều báo hiệu may mắn sắp đến
Vì sao ngày càng nhiều bà nội không muốn chăm cháu?
Hối hận sau 5 năm bán nhà ở quê chuyển về sống gần con trai
Vì sao nói 'phần mộ sụp con cháu ít, trên mộ không có cỏ tài sản cạn kiệt'?
3 tài sản cha mẹ dễ gây bất hòa con cái
Làm gì để sống một mình không cô độc?
Chăm cháu khi về già có 4 điều cấm kỵ không nên nói
Cùng làm một việc, ở một nơi nhưng kẻ giàu, người nghèo
Không có gỗ không đỡ được nhà, không xóm giềng không thể sống tốt
Lời 'dặn dò' con gái trong đám cưới gây sốt MXH, chuyên gia khuyên 'không nên': Vì sao?
Tuổi 70 vợ chồng thỏa thuận 4 điều để an tâm dưỡng già
Con cái trưởng thành thường trốn tránh cha mẹ
34 năm gia đình hạnh phúc nhờ sẻ chia việc nhà
Nữ sinh lớp 8 tự làm hại bản thân do nguyên nhân thường thấy trong các gia đình
3 kiểu gia đình không thay đổi sớm muộn cũng bị đào thải
Phụ nữ hiện đại phải cân bằng gia đình và công việc
Lạnh lùng với người nhà, thân thiện với người ngoài có phải bất hiếu?
Xem thêm