Thứ năm, 02/05/2024 20:21
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 22/09/2018 08:14

Vợ có được yêu cầu thiệt hại khi chồng đã qua đời vì tai nạn giao thông không?

Phía gây tai nạn không chịu bồi thường thiệt hại cho gia đình tôi. Luật sư cho tôi hỏi: Tôi có được đứng ra yêu cầu họ bồi thường thiệt hại hay không?

Chồng tôi bị tai nạn giao thông vừa qua đời. Phía gây tai nạn không chịu bồi thường thiệt hại cho gia đình tôi. Luật sư cho tôi hỏi: Tôi có được đứng ra yêu cầu họ bồi thường thiệt hại hay không?

Thanh Hà ( Vũng Tàu)

ga-ham-sam

-> Thêm tên vợ vào sổ đỏ phải làm thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 5 Điều 62 Bộ luật Tố tụng hình sự thì: “Trường hợp bị hại chết, mất tích, bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì người đại diện thực hiện quyền và nghĩa vụ của người bị hại theo quy định tại Điều này”. Một trong những quyền của người bị hại là đề nghị hình phạt, mức bồi thường thiệt hại, biện pháp bảo đảm bồi thường. Do đó, người đại diện của người bị hại trong những trường hợp trên có quyền này.

Tuy nhiên Bộ luật tố tụng hình sự lại không quy định những người nào là người đại diện hợp pháp của người bị hại trong trường hợp người bị hại chết. Do vậy, có thể vận dụng quy định tại Điều 591 Bộ luật dân sự như sau:

Empty

Luật sư Đặng Thành Chung - Công ty Luật An Ninh (Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội)

“1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

  • a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;
  • b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
  • c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
  • d) Thiệt hại khác do luật quy định.
  • Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định”.

Như vậy, theo các quy định này, trong trường hợp người bị hại trong vụ án hình sự đã chết thì những người thừa kế hàng thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết (khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự) sẽ là người đại diện hợp pháp của chồng bạn. Những người này có quyền yêu cầu người gây ra tại nạn bồi thường thiệt hại theo quy định pháp luật.

Video Vì sao nạn buôn người ở vùng cao tăng mạnh trong thời gian qua?

P.V  
Mồ côi bố mẹ, nam thanh niên 'khuyết tật' đang từng ngày vật lộn với bệnh tim
Ông nội nhọc nhằn níu giữ sự sống cho cháu trai mắc bệnh tan máu bẩm sinh
Nhặt ve chai nuôi vợ con tâm thần, lo cháu ngoại ăn học
Mẹ con tật nguyền mưu sinh trong ngôi nhà chưa đầy 10m2
Mỗi tuần một địa chỉ nhân đạo giúp 10 gia đình nghèo ổn định cuộc sống
Vợ bệnh tật hơn 6 năm chăm chồng bị liệt
Bé trai 6 tuổi mắc xơ gan hiếm gặp, mất 200 triệu đồng vẫn đau đớn từng ngày
Éo le phận đời 4 chị em mất mẹ giữa những ngày mưa lũ
Xem thêm