Thứ hai, 13/05/2024 03:49
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 25/01/2023 11:55

Rượu tồn tại trong cơ thể được bao lâu?

Sau khi mất con trai vì tai nạn, Brian Hoeflinger quyết định cung cấp thông tin để cảnh báo những người khác về mối nguy hiểm của việc ngồi sau tay lái trong tình trạng say xỉn.

Theo dữ liệu từ NHS, cứ 3 tài xế thiệt mạng trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ thì có 1 người vượt quá giới hạn nồng độ cồn cho phép. Ngoài ra, mỗi năm, có 280 trường hợp tử vong do lái xe khi uống rượu.

Sau khi mất đứa con trai 18 tuổi vì lái xe khi uống rượu, bác sĩ giải phẫu thần kinh Brian Hoeflinger ở Mỹ đã quyết định cảnh báo những người khác sự nguy hiểm của việc lái xe khi đã uống rượu.

uong ruou khi lai xe Giadinhonline (1)

Ảnh minh họa.

Chia sẻ trên TikTok, bác sĩ tiết lộ tốc độ mà mức độ rượu có thể tích tụ trong cơ thể người uống như thế nào.

"Bạn phải biết điều gì xảy ra với rượu khi vào cơ thể. Biết điều này có thể cứu sống bạn” – Ông nói.

Với mục đích giáo dục mọi người về những rủi ro của việc uống rượu và lái xe, vị bác sĩ yêu cầu mọi người tưởng tượng mình đang ở trong một bữa tiệc, uống 5 ly rượu trong giờ đầu tiên.

"Ngay sau khi bạn uống, cồn sẽ nhanh chóng xâm nhập vào cơ thể của bạn. Cồn đi đến não trong vòng năm phút và bắt đầu gây ảnh hưởng. Nhưng có thể bạn không biết, gan chỉ chuyển hóa khoảng 30 ml rượu mỗi giờ” - Brian Hoeflinger cho biết.

Ông nói thêm, nếu người uống tiêu thụ số rượu gấp 5 lần như vậy sau một giờ, họ vẫn còn hơn 120 ml trong máu. Gan không thể chuyển hóa nhanh như vậy. Càng về đêm, mọi người dễ dàng uống ngày càng nhiều rượu hơn”.

uong ruou khi lai xe Giadinhonline (2)

Bác sĩ giải phẫu thần kinh Brian Hoeflinger

Bác sĩ Hoeflinger giải thích: "Bữa tiệc đang sôi động, bạn uống thêm 90 ml. Trong 2 giờ, bạn đã uống 240 ml rượu nhưng cơ thể chỉ chuyển hóa được 60 ml nên còn 180 ml rượu trong máu, cần thêm 6 giờ để đốt cháy. Tôi muốn nói với mọi người rằng rượu có thể dễ dàng tích tụ cơ thể của bạn như thế nào. Rượu không biến mất ngay và khiến bạn say hàng giờ đồng hồ sau đó”.

Mặc dù nhiều người quan niệm rằng họ sẽ lái xe được nếu ngừng uống rượu khoảng một giờ trước khi ngồi sau tay lái, bác sĩ bác bỏ đó là một quan niệm sai lầm.

“Bạn không thể làm điều đó. Bạn vẫn còn say 5 đến 6 giờ trên đường” – Bác sĩ quả quyết.

Vị chuyên gia người Mỹ kêu gọi mọi người không uống rượu rồi lái xe bởi ông không bao giờ muốn bất kỳ ai trải qua cảm xúc giống như gia đình mình sau cái chết của con trai họ.

Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh khuyến nghị người lớn tiêu thụ không quá 14 đơn vị rượu mỗi tuần. Một đơn vị rượu tương đương 1 ly rượu mạnh cỡ nhỏ. Một chai bia có độ cồn là 5% tương đương 1,7 đơn vị.

Những ngày nghỉ tết là thời gian tuyệt vời để kết nối với bạn bè và gia đình nhưng không nhất thiết là phải uống nhiều rượu bia mới vui.

Chén rượu ngày xuân rất dễ làm say rượu, mọi người nên chuẩn bị cách thức giải rượu. Trong đó, uống nước lọc sẽ giúp bù đắp lượng nước đã mất, đồng thời pha loãng nồng độ cồn trong máu giúp đỡ say hơn. Ngoài ra uống nước gừng hoặc trà gừng có thể giải rượu.

-> Sự thật "bia mát hơn rượu" và ít gây hại như đồn thổi

T. Linh (Theo The Sun)  
Nhầm lẫn tai hại trong tiệm spa
9 bước cần thực hiện để xây dựng một lối sống lành mạnh
Biết 5 tác dụng này sẽ hiểu vì sao nhiều người uống nước dừa mỗi ngày
Bé 5 tháng tuổi mặt sưng nề do thói quen tai hại từ người lớn
Ung thư đại trực tràng ở Mỹ tăng 500%, ngày càng trẻ hoá độ tuổi
Giải pháp cải thiện ù tai, nghe kém ở người cao tuổi từ thảo dược
Người Việt thích thưởng trà nhưng đa số mắc 3 sai lầm tai hại
Mùa hè nóng nực ăn kem mỗi ngày có tốt không?
Không còn khàn tiếng, u xơ dây thanh quản nhờ bí quyết thảo dược
7 triệu chứng cholesterol cao thường bị bỏ qua ở phụ nữ tuổi 40
1 người chết, 18 người nhập viện sau khi ăn cỗ ở Thái Bình: Bác sĩ chỉ món khoái khẩu mang ổ bệnh
Không một giọt rượu bia vẫn 'dính' nồng độ cồn do hội chứng kỳ lạ hiếm người gặp
8 lợi ích bất ngờ từ việc ôm đối phương
Dưa hấu và dưa lưới: Ăn loại nào tốt hơn, bao nhiêu là đủ?
Ăn yến sào hàng ngày được không, nên ăn thế nào cho tốt?
Bí quyết hết nặng ngực, đau nhói tim do suy tim
Lạm dụng đồ uống có đường nhân tạo tăng 20% nguy cơ mắc bệnh tim
Quý ông mất bản lĩnh do... thể thao
Cơ thể con người chịu đựng được mức nhiệt bao nhiêu?
Dấu hiệu của bệnh suy nhược thần kinh mà 99% bị bỏ qua
Xem thêm