Chủ nhật, 28/04/2024 00:36
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 24/08/2023 09:28

Người bị sốt xuất huyết có mắc lại không?

Sốt xuất huyết là căn bệnh nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Vậy đã từng mắc sốt xuất huyết rồi có mắc lại nữa không?

Mắc sốt xuất huyết rồi có bị lại không?

PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới - Bệnh viện Bạch Mai cho biết, sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm từ trung gian truyền bệnh (vector) do bị muỗi mang mầm bệnh đốt. Có 4 tuýp huyết thanh khác nhau gây bệnh sốt xuất huyết, bao gồm DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4.

Bệnh nhân sốt xuất huyết có thể nhiễm 1 trong 4 loại huyết thanh. Vì vậy, sau này người bệnh vẫn có thể bị nhiễm lại loại huyết thanh khác. Hơn nữa, sốt xuất huyết chưa có vaccine phòng bệnh.

“Người dân cần lưu ý, ai cũng có thể mắc sốt xuất huyết và bị sốt xuất huyết rồi vẫn có thể mắc lại”, PGS.TS Đỗ Duy Cường nói.

Do đó, người dân cần phòng bệnh bằng các cách không đặc hiệu như nằm màn, dùng kem tránh muỗi đốt, diệt loăng quăng bọ gậy, xử lý các vật dụng chứa nước hoặc quanh nhà… để không tạo điều kiện cho muỗi đẻ trứng và phát triển.

sot cuat huyetr

Mắc sốt xuất huyết rồi vẫn có thể mắc lại (Ảnh minh họa)

Người mắc sốt xuất huyết nên ăn gì?

Theo Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới - Bệnh viện Bạch Mai, bệnh sốt xuất huyết khiến bệnh nhân mệt, nhất là khi sốt cao kéo dài. Với trẻ em cần lưu ý bù đủ nước và dung thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Bệnh nhân sốt xuất huyết cần ăn đủ chất, bổ sung vitamin C. Đồng thời bổ sung đủ các dung dịch làm mát, hạ nhiệt như nước canh, nước dừa, nước cam nước chanh, dung dịch oresol.

Bên cạnh đó nên lựa chọn đồ ăn lỏng, khi ăn nên chia là làm nhiều bữa. Vì bệnh nhân mệt, men gan tăng có thể dẫn tới chán ăn.

Sau khi bệnh hồi phục vẫn cần ăn uống đầy đủ bù lại dinh dưỡng. Bệnh sốt xuất huyết thường khiến bệnh nhân mất nước sút cân sau quá trình sốt, mệt mỏi nhiều ngày. Nhiều bệnh nhân cần cả tháng để hồi phục lại sức. Vì vậy, trong và sau khi mắc bệnh, người bệnh cần lưu ý vấn đề ăn uống nghỉ ngơi và tập luyện.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 11/8 đến 18/8), trên địa bàn thành phố ghi nhận 996 ca mắc sốt xuất huyết tại 30 quận, huyện, thị xã (tăng 234 ca so với tuần trước đó). Dự đoán, năm 2023, Hà Nội sẽ có khoảng 19.000 ca nhiễm sốt xuất huyết.

Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, xảy ra quanh năm nhưng tập trung nhiều nhất vào mùa mưa. Bệnh nhân thường sốt cao liên tục từ 3 đến 6 ngày, kèm đau mỏi người và cơ. Theo các bác sĩ, đa số trường hợp sốt xuất huyết trở nặng đều do thói quen chủ quan không đi khám bệnh, tự uống thuốc và nghĩ rằng hết sốt là hết bệnh.

Sốt xuất huyết chưa có thuốc đặc hiệu, bác sĩ chỉ điều trị theo triệu chứng. Do đó, người bệnh cần được theo dõi chặt chẽ nhất là sau khi hết sốt. Giai đoạn nguy hiểm của sốt xuất huyết là từ ngày thứ 3 đến 7. Bệnh nhân gặp các biến chứng như tiểu cầu giảm dần, máu cô đặc, bệnh nhân có thể bị chảy máu niêm mạc, nội tạng, rối loạn đông máu, sốc sốt xuất huyết. Nếu chậm trễ điều trị, người bệnh có thể tử vong.

-->> Dịch sốt xuất huyết tăng nhanh có đáng lo ngại?

Thúy Ngà  
Liên tiếp trẻ bị đuối nước, bác sĩ cảnh báo an toàn trong kỳ nghỉ dài
6 bí quyết cân bằng nội tiết tố tự nhiên, không cần thuốc
Cảm giác nôn nao khi đói là dấu hiệu của bệnh gì?
Hình dạng khuôn mặt tiết lộ tính cách gì của bạn?
Người phụ nữ đột quỵ sau khi làm “chuyện ấy”
Giá đỗ có thực sự giúp sung sức trong 'cuộc yêu''?
Vì sao tập thể dục thường xuyên vẫn tăng cân vù vù?
Bé trai 3 tuổi ngộ độc chì nguy kịch sau khi uống thuốc nam
Bổ sung chất xơ đúng cách tránh đầy hơi, chuột rút
Hà Nội vào đỉnh dịch tay chân miệng: Chuyên gia chỉ dấu hiệu không nên chủ quan
Mắc Covid-19 liên tục trong 613 ngày
Cô đơn làm tăng 50% nguy cơ mất trí nhớ
Bị ù tai, vo ve trong tai: Điều trị bằng cách nào?
Bất thường ở tim có thể là dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt
Tăng 10% nguy cơ đột quỵ do thói quen khi ngủ
Nơi bẩn nhất trong phòng làm việc, chứa ổ vi khuẩn gấp 400 lần bồn cầu
Bệnh viện không được từ chối, chậm trễ cấp cứu trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5
Chuyên gia Meijibio chia sẻ bí quyết sống lâu khoẻ mạnh
“Đu trend” pha mắm tôm vào trà sữa: Thú vui đánh đổi nguy cơ ngộ độc
Dấu hiệu u xơ tử cung thường gặp là gì?
Xem thêm