Thứ năm, 09/05/2024 16:35
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 16/08/2023 14:33

Virus EG.5 bùng phát ở 11 quốc gia: Hà Nội yêu cầu tăng cường phòng dịch

Hà Nội yêu cầu các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm toàn diện về phòng, chống dịch COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm khác như sốt xuất huyết Dengue, tay chân miệng… không để dịch bùng phát.

Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà vừa ký văn bản hỏa tốc gửi các đơn vị liên quan về tăng cường chống dịch, chủ động triển khai công tác phòng chống dịch tại thủ đô.

Văn bản được đưa ra trong bối cảnh biến thể COVID-19 vi rút EG.5 (còn gọi Eris) đang lây lan mạnh ở 11 quốc gia. Tại Hà Nội, ghi nhận mỗi tuần gần 500 ca sốt xuất huyết, trở thành điểm nóng của cả nước.

Cụ thể, UBND TP Hà Nội yêu cầu các địa phương không được lơ là, mất cảnh giác và thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ về phòng, chống dịch.

UBND các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm toàn diện về công tác phòng, chống dịch COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm khác như sốt xuất huyết Dengue, tay chân miệng… không để dịch bùng phát trên địa bàn quản lý.

"Tăng cường công tác truyền thông phòng chống dịch, đặc biệt là dịch sốt xuất xuyết Dengue có xu hướng gia tăng" - văn bản nêu rõ.

vna_potal_xet_nghiem_covid19_dien_rong_cho_cu_dan_phuong_kham_thien_5637044

Ảnh minh họa

Ngoài ra, UBND các quận, huyện phân cấp, gắn trách nhiệm của các cấp chính quyền với kết quả công tác phòng, chống dịch COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm khác như sốt xuất huyết Dengue, tay chân miệng… Đặc biệt là công tác vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy và công tác vận động, tổ chức phun hóa chất diệt muỗi trong phòng, chống sốt xuất huyết.

Đối với dịch sốt xuất huyết, các quận, huyện huy động các ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội tham gia triển khai chiến dịch diệt lăng quăng, bọ gậy đảm bảo tất cả các khu vực, các hộ gia đình tại vùng có dịch bệnh và có nguy cơ phải được kiểm tra, giám sát; Tiếp tục thực hiện đề án phòng, chống sốt xuất huyết của địa phương; Chủ động bố trí kinh phí, cơ số vật tư, trang thiết bị, hóa chất diệt muỗi, côn trùng đảm bảo công tác phòng, chống dịch tại địa phương bằng nguồn lực tại chỗ, báo cáo UBND TP các nội dung vượt thẩm quyền (gửi về Sở Y tế để tổng hợp báo cáo).

Đồng thời, các địa phương kiện toàn các tổ giám sát, đội xung kích diệt bọ gậy theo hướng dẫn của Sở Y tế; Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống sốt xuất huyết Dengue trên địa bàn quản lý, không để tình trạng lơ là, chủ quan trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện; Kiên quyết xử lý các tổ chức, cá nhân không tuân thủ thực hiện các biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết Dengue, đặc biệt tại các công trường xây dựng, cơ sở sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp, nhà hàng... thuộc phân cấp quản lý của UBND các quận, huyện, thị xã và xã phường, thị trấn.

Sở Y tế theo dõi sát, đánh giá tình hình, dự đoán diễn biến dịch bệnh COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm khác như sốt xuất huyết Dengue, tay chân miệng… trên địa bàn; Tham mưu UBND TP các văn bản chỉ đạo triển khai công tác phòng, chống dịch trên địa bàn một cách khoa học, kịp thời, phù hợp.

Sở cũng tăng cường giám sát dịch tễ bệnh COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm khác như sốt xuất huyết Dengue, tay chân miệng…; Triển khai các biện pháp chủ động phòng, chống dịch, xử lý triệt để các ổ dịch, không để dịch bùng phát; Tổ chức tốt việc khám, phân độ, phân tuyến, thu dung, điều trị bệnh nhân, theo dõi chuyển tuyến kịp thời, an toàn, hạn chế thấp nhất tình trạng bệnh nhân nặng, tử vong.

Ngoài ra, Sở Y tế rà soát, xây dựng kế hoạch bổ sung, đảm bảo đủ giường bệnh, nhân lực, thuốc, vật tư, hóa chất, máy móc phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh và thu dung điều trị bệnh nhân mắc các bệnh truyền nhiễm. Trong đó, ngành Y tế lưu ý việc đảm bảo có dung dịch cao phân tử dùng trong điều trị sốt xuất huyết theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Sở Y tế cũng phối hợp chặt chẽ với các đơn vị Trung ương như: Viện Vệ sinh Dịch tễ, Viện Pasteur và các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế để lấy mẫu, giải trình tự gen phát hiện sớm các biến thể mới của vi rút SARS-CoV-2 và kịp thời báo cáo về Bộ Y tế khi phát hiện biến thể mới của vi rút SARS-CoV-2.

Công văn cũng nêu rõ Sở Y tế phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan báo chí Trung ương và TP tăng cường triển khai các hoạt động truyền thông dịch bệnh COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm khác như sốt xuất huyết Dengue, tay chân miệng…

Đồng thời, Sở Y tế chủ động phối hợp với Sở Tài chính kịp thời tham mưu UBND TP công tác tài chính, đảm bảo kinh phí kịp thời phục vụ công tác phòng, chống và điều trị sốt xuất huyết Dengue.

Ngoài trách nhiệm phối hợp với Sở Y tế, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Tư pháp, các cơ quan truyền thông của Trung ương và thành phố cung cấp các thông tin về nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong việc triển khai các hoạt động phòng, chống COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm khác như sốt xuất huyết Dengue, tay chân miệng…; Các chế tài xử lý đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm.

Sở Giáo dục và Đào tạo được giao nhiệm vụ phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Y tế và các đơn vị liên quan triển khai hoạt động truyền thông phòng, chống dịch tại các cơ sở giáo dục; Thông qua kênh truyền thông nhà trường, phát huy vai trò của nhà trường, giáo viên với học sinh, cha mẹ học sinh về công tác phòng, chống dịch trong các cơ sở giáo dục cũng như tại hộ gia đình, cộng đồng.

Sở Xây dựng chỉ đạo các chủ đầu tư các dự án về xây dựng trên địa bàn thành phố đảm bảo thực hiện tốt công tác vệ sinh tại các công trường lao động và nơi ăn ở sinh hoạt của công nhân.

Bộ Tư lệnh Thủ đô, Công an TP chỉ đạo các đơn vị trong ngành sẵn sàng phối hợp, hỗ trợ công tác phòng, chống dịch bệnh tại các địa phương, đặc biệt công tác phối hợp, hỗ trợ hoạt động xử lý dịch bệnh.

UBND TP cũng đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội và các tổ chức chính trị - xã hội phối hợp chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường truyền thông, vận động người dân tham gia phòng, chống dịch bệnh và chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tại đơn vị theo hướng dẫn của ngành Y tế.

-->> Số ca mắc COVID-19 mới tăng 80% do biến thể phụ EG.5: Bộ Y tế chỉ đạo gì?

Thúy Ngà  
Không còn khàn tiếng, u xơ dây thanh quản nhờ bí quyết thảo dược
7 triệu chứng cholesterol cao thường bị bỏ qua ở phụ nữ tuổi 40
1 người chết, 18 người nhập viện sau khi ăn cỗ ở Thái Bình: Bác sĩ chỉ món khoái khẩu mang ổ bệnh
Không một giọt rượu bia vẫn 'dính' nồng độ cồn do hội chứng kỳ lạ hiếm người gặp
8 lợi ích bất ngờ từ việc ôm đối phương
Dưa hấu và dưa lưới: Ăn loại nào tốt hơn, bao nhiêu là đủ?
Ăn yến sào hàng ngày được không, nên ăn thế nào cho tốt?
Bí quyết hết nặng ngực, đau nhói tim do suy tim
Lạm dụng đồ uống có đường nhân tạo tăng 20% nguy cơ mắc bệnh tim
Quý ông mất bản lĩnh do... thể thao
Cơ thể con người chịu đựng được mức nhiệt bao nhiêu?
Dấu hiệu của bệnh suy nhược thần kinh mà 99% bị bỏ qua
Phút dại dột sau mâu thuẫn gia đình
Nữ bệnh nhân 17 tuổi suýt chết do biến chứng thủy đậu
30 tuổi không chịu lập gia đình, mẹ đưa vào viện tâm thần phát hiện điều không ngờ
Khám miễn phí cho trẻ đặc biệt nhân Tháng Tự kỷ Thế giới
Điều gì xảy ra với cơ thể khi luôn ăn tối trước 19h?
Phát hiện bệnh nguy hiểm từ những lần đổ mồ hôi bất thường
Tại sao nên sử dụng thực phẩm bổ sung để hỗ trợ sức khỏe âm đạo?
2 người tử vong do nắng nóng: Bác sĩ chỉ dấu hiệu cần đề phòng
Xem thêm