Thứ bảy, 04/05/2024 01:06
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 22/06/2021 14:00

Mẹo giảm ốm nghén khi mang thai

Ốm nghén khi mang thai là tình trạng phổ biến với hầu hết các mẹ bầu. Triệu chứng thường thấy buồn nôn, nôn, cơ thể mệt mỏi, chán ăn… Tình trạng này sẽ bắt đầu vào khoảng trước tuần thai thứ 9. Kết thúc vào khoảng trước tuần 12 đến 14.

Có khoảng 90% phụ nữ có thai gặp phải tình trạng ốm nghén ở tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ. Giai đoạn này họ sẽ thường cảm thấy buồn nôn hoặc nôn, nhất là vào buổi sáng và khi ngửi thấy mùi thức ăn.

Có nhiều người họ sẽ thấy buồn nôn và không muốn ăn một vài món mặc dù những món này là món họ rất thích trước đó. Tình trạng này khiến cơ thể thai phụ luôn trong tình trạng mệt mỏi, khó chịu, chán ăn.

Thông thường, tình trạng nghén khi mang thai chỉ xảy ra ở 3 tháng đầu của thai kỳ. Từ tuần thứ 12, cảm giác này sẽ thuyên giảm và mất hẳn. Mẹ bầu có thể ăn uống thoải mái để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho thai nhi phát triển khỏe mạnh.

om nghen 6

Tình trạng ốm nghén xảy ra hầu hết với mẹ bầu (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân của ốm nghén khi mang thai

Các nhà nghiên cứu vẫn chưa đưa ra được nguyên nhân chính xác của tình trạng ốm nghén khi mang thai. Và mức độ ốm nghén của mỗi mẹ bầu khi mang thai cũng hoàn toàn khác nhau. Nhưng có thể do một số thay đổi khi mẹ bầu mang thai dưới đây:

om nghen 3

Ảnh minh họa

+ Do nồng độ hormone của mẹ bầu tăng trong mấy tuần đầu của thai kì. Đây chính là nguyên nhân phổ biến nhất.

+ Do lượng đường trong máu của mẹ bầu bị giảm khi mang thai, đây cũng là một lí do để dẫn đến tình trạng này.

+ Do một số mùi nồng khó chịu hay thức ăn cay nóng… Và đôi khi là không có tác nhân nào mẹ bầu cũng có cảm giác buồn nôn. Thông thường những mẹ bầu hay bị say tàu xe, dị ứng với các mùi nồng khó chịu, đau nửa đầu … dễ mắc phải chứng này.

Chứng này ở một số me bầu là khác nhau giữa các lần mẹ mang thai. Nếu mẹ bầu mang thai đứa đầu bị ốm nghén nặng thì đến bé sau tình trạng nghén này có thể sẽ giảm nhẹ đi. Bên cạnh đó có một số tình trạng hiếm gặp gây buồn nôn hoặc nôn kéo dài bởi một số bệnh lí không liên quan. Đó là các bệnh như bệnh tuyến giáp, gan hoặc do nhiễm trùng đường tiết niệu.

Đối tượng dễ bị ốm nghén khi mang thai

Tình trạng nghén khi mang thai xảy ra ở hầu hết mẹ bầu với tính chất khác nhau. Tuy nhiên không phải ai cũng gặp phải. Những bà bầu dưới đây là nhóm đối tượng có nguy cơ bị nghén cao hơn:

+ Bà bầu mang thai lần đầu

+ Bà bầu quá béo, thừa cân

+ Người có tiền sử nghén nặng ở những lần mang thai trước đó

+ Bà bầu mang song thai hoặc đa thai

+ Bà bầu mắc bệnh nguyên bào nuôi

Phương pháp giảm ốm nghén khi mang thai hiệu quả

Thay đổi chế độ ăn uống

3 tháng đầu là khoảng thời gian hầu hết mẹ bầu nào cũng trải qua ốm nghén khi mang thai. Trong thời gian này chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng có thể giảm các triệu chứng ốm nghén một cách hiệu quả.

om nghen 7

Ảnh minh họa

Để giảm các triệu chứng buồn nôn, nôn ói các mẹ không nên để bụng đói, ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, mỗi lần ăn không nên ăn quá no. Bổ sung thực phẩm giàu chất sắt như: thịt bò, trứng, trái cây, rau xanh lá đậm, táo, chuối, bánh mì nướng.

Ngoài ra, những thức ăn có vị chua rất giàu vitamin có tác dụng chống nôn vô cùng hiệu quả. Đồng thời, tránh xa các loại thực phẩm khiến tình trạng ốm nghén của bạn trở nên trầm trọng hơn như: đồ ăn cay, thức ăn nhiều chất béo, thức ăn có mùi quá mạnh hay rượu bia, cà phê.

Bổ sung rau quả giàu chất xơ

Các loại rau quả giàu chất xơ và chất chống oxi hóa rất có lợi cho sức khỏe mẹ bầu, đồng thời giúp mẹ giảm triệu chứng ốm nghén, mệt mỏi do sự thay đổi hormone thay kỳ gây nên.

Ăn hoa quả

Các loại hoa quả mọng nước như dưa hấu, cam, quýt, táo, … không chỉ giàu vitamin, chất xơ và hàm lượng nước cao mà còn giúp mẹ bầu giảm ốm nghén. Ngoài ra còn cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể và phòng ngừa nguy cơ mất nước do nôn ói nhiều.

Súp

om nghen 8

Ảnh minh họa

Các món súp rất nhiều chất dinh dưỡng. Đặc biệt là cung cấp nguồn nước cho cơ thể giúp mẹ bầu giảm bớt cơn ốm nghén và có đầy đủ chất dinh dưỡng để có sức khỏe tốt vượt qua những tháng đầu mang thai.

Uống sữa

Việc nôn ói nhiều sẽ khiến mẹ bầu mất chất dinh dưỡng và thiếu chất cho em bé phát triển. Vì thế, mẹ bầu đừng quên uống sữa mỗi ngày bởi sữa rất nhiều kali và protein.

-> Nếu biết 7 mẹo nhỏ này mẹ bầu tuyệt đối không bị ốm nghén

Xem thêm: Lợi ích của trà xanh đối với sức khỏe (Nguồn: Zing)

Hoàng Ly (T/H)  
Vỡ thai ngoài tử cung do chủ quan: Bác sĩ chuyên khoa nói gì?
Cảnh báo “dọn” bikini quá thường xuyên làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khó chịu tái phát
Thói quen khi tắm khiến phụ nữ mắc bệnh phụ khoa
Quyết sang trời Tây học tập, nữ tiến sĩ hối hận khi ngày trở về không thể sinh con
Căng thẳng làm giảm khả năng mang thai của phụ nữ?
Chuyện 'yêu' ở người cao tuổi: Bao nhiêu là đủ?
Ngân hàng tinh trùng: Giúp nam giới đảm bảo khả năng sinh sản trong tương lai
Vì sao các cặp đôi sắp sinh con đều thích ăn dâu tây?
Nam giới có con ở độ tuổi nào là tốt nhất?
Phát bệnh vì kiêng cữ sau sinh theo tục lệ dân gian
Uống thuốc tránh thai lùi ngày 'đèn đỏ' được không?
Mất hứng “chuyện ấy” sau sinh con
'Kiêng' để dự trữ tinh trùng: Nên không?
Dùng thuốc tiêm tránh thai làm tăng nguy cơ u não gấp 5 lần
Chuyên gia cảnh báo polyp buồng tử cung: Bệnh thường gặp, biến chứng nguy hiểm
Vì sao phụ nữ dễ ốm hơn trong ngày 'đèn đỏ'?
Thói quen ăn uống tưởng chừng vô hại lại gây vô sinh ở phụ nữ
'Chuyện ấy' giảm nhiệt vì... nước hoa
Độ tuổi nào hết ham muốn tình dục?
Tiền sản giật khi mang thai nguy hiểm thế nào, điều trị ra sao?
Xem thêm