Thứ bảy, 04/05/2024 03:05
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 23/09/2023 05:00

Mang thai ngoài ý muốn ở trẻ vị thành niên: 6 điều dễ phá hỏng tương lai bé gái

Tình trạng mang thai ngoài ý muốn ở trẻ vị thành niên ngày càng nhiều, nếu không có những giải pháp cụ thể có thể dẫn đến gia tăng tình trạng nạo phá thai, ảnh hưởng đến khả năng làm mẹ của trẻ sau này.

Dù trong tình huống nào, việc có thai ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên vẫn là một cú sốc đối với chính bản thân trẻ và cả gia đình. Những người lâm vào tình cảnh này thường sống trong hỗn loạn, ít nhất là một thời gian. Sau đó, trẻ bắt buộc phải đưa ra quyết định đau đớn nhất trong cuộc đời mình. Đó là giữ lại đứa trẻ, như lựa chọn của 50% các bà mẹ tuổi vị thành niên, hay là bỏ thai?

mang-thai-ngoai-y-muon

Ảnh minh họa

Theo các chuyên gia, có 6 nguyên nhân dẫn đến việc mang thai ngoài ý muốn ở vị thành niên.

Thứ nhất, tảo hôn và quan hệ tình dục sớm

Báo cáo tóm tắt về kết hôn trẻ em ở Việt Nam của UNFPA và UNICEF năm 2014 cho thấy ngày càng có nhiều thanh niên Việt Nam có quan hệ tình dục ở độ tuổi chưa thành niên.

Theo đó, có khoảng 7,8% người chưa thành niên ở độ tuổi 15-18 đã quan hệ tình dục lần đầu trước khi 15 tuổi. Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai thấp, chỉ có 41% nữ và 65% nam ở độ tuổi 15 - 24 sử dụng biện pháp tránh thai khi quan hệ tình dục.

Kiến thức về các biện pháp tránh thai và thụ thai còn hạn chế. Ví dụ như không biết cách sử dụng bao cao su đúng cách, thậm chí cho rằng chỉ nên đeo bao trước khi xuất tinh.

Kiến thức về thụ thai cũng hạn chế, có người còn cho rằng lần quan hệ tình dục đầu tiên không bị mang thai. Nhiều trẻ vị thành niên quan niệm các biện pháp tránh thai chỉ dành cho các cặp vợ chồng

Bên cạnh đó, vị thành niên là lứa tuổi đặc thù. Các em ham hiểu biết, tìm tòi cái mới, muốn khẳng định bản thân trong khi kiến thức và kỹ năng về sức khỏe sinh sản, kỹ năng sống rất hạn chế, dễ bị tác động từ bên ngoài, dễ dẫn tới các hành vi nguy cơ về sức khỏe như mang thai ngoài ý muốn, phá thai và phá thai không an toàn, mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV, mắc vào tệ nạn xã hội...

Nhiều vị thành niên dễ dãi trong thái độ và thực hành về quan hệ tình dục trước hôn nhân.

Một số bạn gái không có đủ tự tin hay kỹ năng nói “không” với người yêu khi bị yêu cầu quan hệ tình dục.

Thứ 2, thiếu tiếp cận với các dịch vụ sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục

Theo thống kê năm 2020-2021 của UNFPA, 27,2% phụ nữ đang có chồng hoặc sống chung như vợ chồng không sử dụng biện pháp tránh thai.

Có đến 1/3 số thanh niên và vị thành niên được phỏng vấn trong điều tra cho rằng tiếp cận với các dịch vụ sức khỏe sinh sản/tình dục không dễ dàng, đặc biệt là ở vùng nông thôn và các khu vực người dân tộc thiểu số sinh sống.

Những hạn chế này có thể khiến việc tiếp cận các dịch vụ sức khỏe sinh sản/tình dục trở nên khó khăn và phức tạp. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như mang thai ngoài ý muốn, bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Empty

Ảnh minh họa

Thứ 3, kỳ thị và phân biệt đối xử

Mang thai và phá thai ở tuổi vị thành niên thường bị kỳ thị ở Việt Nam. Điều này có thể ngăn cản thanh thiếu niên tìm kiếm sự giúp đỡ hoặc tiếp cận các dịch vụ và có thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực đối với sức khỏe và hạnh phúc của họ.

Thứ 4, nghèo đói

Trẻ vị thành niên từ các gia đình nghèo có thể bị hạn chế trong tiếp cận giáo dục về sức khỏe tình dục và sinh sản như trẻ vị thành niên từ các gia đình giàu có hơn.

Điều này có nghĩa là họ có thể không biết về các phương pháp tránh thai có sẵn hoặc cách sử dụng chúng một cách an toàn,…

Thứ 5, hạn chế trong tiếp cận giáo dục về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục

Vị thành niên không được tiếp cận với nền giáo dục chất lượng có nhiều khả năng mang thai hơn, vì họ có thể không nhận thức được những rủi ro khi mang thai sớm hoặc cách phòng ngừa.

Thứ 6, bất bình đẳng giới

Ở Việt Nam, vẫn còn khoảng cách giới về giáo dục và cơ hội việc làm. Điều này có nghĩa là các bé gái có nhiều khả năng bị gạt ra ngoài lề xã hội và ít kiểm soát được cuộc sống của mình hơn, điều này có thể khiến các em dễ bị mang thai và phá thai sớm hơn.

Bất bình đẳng giới là một vấn đề toàn cầu ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, nó có thể đặc biệt có hại cho thanh thiếu niên, những người có thể dễ bị mang thai ngoài ý muốn.

Tóm lại, dù cho có ở đâu, trong hoàn cảnh nào, việc mang thai ở tuổi vị thành niên cũng khiến cho cuộc sống của các em trở nên khó khăn hơn rất nhiều và dường như sẽ đẩy các em vào một tương lai mờ mịt hơn. Do đó, cần những giải pháp cụ thể, thiết thực để các em hiểu hơn về vấn đề này, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

-->> Ám ảnh nạo phá thai tuổi vị thành niên

Thúy Ngà  
Vỡ thai ngoài tử cung do chủ quan: Bác sĩ chuyên khoa nói gì?
Cảnh báo “dọn” bikini quá thường xuyên làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khó chịu tái phát
Thói quen khi tắm khiến phụ nữ mắc bệnh phụ khoa
Quyết sang trời Tây học tập, nữ tiến sĩ hối hận khi ngày trở về không thể sinh con
Căng thẳng làm giảm khả năng mang thai của phụ nữ?
Chuyện 'yêu' ở người cao tuổi: Bao nhiêu là đủ?
Ngân hàng tinh trùng: Giúp nam giới đảm bảo khả năng sinh sản trong tương lai
Vì sao các cặp đôi sắp sinh con đều thích ăn dâu tây?
Nam giới có con ở độ tuổi nào là tốt nhất?
Phát bệnh vì kiêng cữ sau sinh theo tục lệ dân gian
Uống thuốc tránh thai lùi ngày 'đèn đỏ' được không?
Mất hứng “chuyện ấy” sau sinh con
'Kiêng' để dự trữ tinh trùng: Nên không?
Dùng thuốc tiêm tránh thai làm tăng nguy cơ u não gấp 5 lần
Chuyên gia cảnh báo polyp buồng tử cung: Bệnh thường gặp, biến chứng nguy hiểm
Vì sao phụ nữ dễ ốm hơn trong ngày 'đèn đỏ'?
Thói quen ăn uống tưởng chừng vô hại lại gây vô sinh ở phụ nữ
'Chuyện ấy' giảm nhiệt vì... nước hoa
Độ tuổi nào hết ham muốn tình dục?
Tiền sản giật khi mang thai nguy hiểm thế nào, điều trị ra sao?
Xem thêm