Thứ bảy, 27/04/2024 18:46
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 17/05/2017 17:05

Giúp mẹ nhận biết con thiếu canxi kịp thời

Nhiều mẹ không biết làm cách nào nhận biết con mình thiếu canxi để kịp thời bổ sung. Mặc dù ở từng độ tuổi, biểu hiện ở trẻ là khác nhau, nhưng có những dấu hiệu rất rõ để chúng ta dễ dàng nhận ra trẻ đang thiếu hụt dưỡng chất quan trọng này.

Dấu hiệu trẻ hay bị chuột rút

Một trong những dấu hiệu đáng báo động của việc trẻ đã bị thiếu canxi là tình trạng hay bị chuột rút thường xuyên. Thiếu canxi khiến cho các cơ bắp hay bị nhức, đau mỏi, đặc biệt là ở phần cánh tay, bắp đùi và vai.

giup-me-nhan-biet-con-thieu-canxi-kip-thoi-giadinhonline.vn 1

Trẻ thiếu canxi thường hay quấy khóc, bị chuột rút

Thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt là dấu hiệu trẻ thiếu canxi

Canxi đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc duy trì một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Thiếu canxi dễ khiến bé mắc các bệnh về viêm đường hô hấp và đường ruột, giảm sức đề kháng trong cơ thể. Đó là lí do vì sao các bé thiếu canxi luôn cảm thấy mệt mỏi và hay bị ốm vặt.

Dấu hiệu thiếu canxi khi trẻ bị đổ nhiều mồ hôi trộm

Trẻ thiếu canxi thường đổ nhiều mồ hôi và ra mồ hôi trộm, đặc biệt là vào ban đêm. Biểu hiện rõ ràng nhất là sau khi thức dậy, đầu tóc trẻ ướt sũng mồ hôi.

Tóc rụng hình vành khăn

Đây là biểu hiện dễ quan sát nhất ở trẻ nhỏ là tóc rụng thành một hình vòng tròn trên đầu.

Thường thì trường hợp này trẻ được chẩn đoán là do thiếu hụt vitamin D – một dẫn chất giúp hấp thụ canxi vào cơ thể, gây nên việc canxi không được hấp thụ vào cơ thể đầy đủ.

Trằn trọc, quấy khóc về đêm

Canxi được biết đến là dưỡng chất giúp điều tiết trạng thái của vỏ não gây cảm giác hưng phấn hoặc ức chế. Việc thiếu hụt canxi ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động trao đổi chất của hệ thần kinh trung ương, khiến trẻ trằn trọc, ngủ không ngon giấc, hay giật mình, khóc đêm.Trẻ thiếu hụt canxi thường khóc thét, co cứng toàn thân, mặt đỏ, tím, dỗ mãi không nín, kéo dài tới vài tiếng đồng hồ về đêm khiến cho trẻ mệt mỏi và càng làm cho tình trạng này trở nên trầm trọng hơn.

Cách uốn con vào nếp mà không cần đánh mắng

Phương Vũ

Tags:
  • Tin liên quan
Cảnh báo “dọn” bikini quá thường xuyên làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khó chịu tái phát
Thói quen khi tắm khiến phụ nữ mắc bệnh phụ khoa
Quyết sang trời Tây học tập, nữ tiến sĩ hối hận khi ngày trở về không thể sinh con
Căng thẳng làm giảm khả năng mang thai của phụ nữ?
Chuyện 'yêu' ở người cao tuổi: Bao nhiêu là đủ?
Ngân hàng tinh trùng: Giúp nam giới đảm bảo khả năng sinh sản trong tương lai
Vì sao các cặp đôi sắp sinh con đều thích ăn dâu tây?
Nam giới có con ở độ tuổi nào là tốt nhất?
Phát bệnh vì kiêng cữ sau sinh theo tục lệ dân gian
Uống thuốc tránh thai lùi ngày 'đèn đỏ' được không?
Mất hứng “chuyện ấy” sau sinh con
'Kiêng' để dự trữ tinh trùng: Nên không?
Dùng thuốc tiêm tránh thai làm tăng nguy cơ u não gấp 5 lần
Chuyên gia cảnh báo polyp buồng tử cung: Bệnh thường gặp, biến chứng nguy hiểm
Vì sao phụ nữ dễ ốm hơn trong ngày 'đèn đỏ'?
Thói quen ăn uống tưởng chừng vô hại lại gây vô sinh ở phụ nữ
'Chuyện ấy' giảm nhiệt vì... nước hoa
Độ tuổi nào hết ham muốn tình dục?
Tiền sản giật khi mang thai nguy hiểm thế nào, điều trị ra sao?
Bi hài bí kíp “săn rồng vàng”
Xem thêm