Thứ năm, 02/05/2024 14:57
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 30/06/2021 19:00

Lượng đường trong máu ở mức cao khi có 7 dấu hiệu này

Lượng đường trong máu cao là dấu hiệu thường thấy ở những người bị tiểu đường. Tuy nhiên, hiện tượng này cũng phổ biến với cả những người không mắc tiểu đường nếu có 7 dấu hiệu này.

Nhức đầu

nhuc dau 2

Ảnh minh họa

Nhức đầu là biểu hiện rất phổ biến và có thể là dấu hiệu của rất nhiều bệnh. Tuy nhiên, nếu như bạn gặp cơn nhức đầu kinh niên thì nên đi khám vì rất có thể do lượng đường trong máu tăng lên và tái phát nhiều lần gây ra tình trạng này.

Ngủ dậy thấy hôi miệng, khô miệng nghiêm trọng

Sau một đêm ngủ dài, đương nhiên khi chúng ta thức dậy sẽ có phản ứng khát nước và miệng cũng không thơm tho. Nếu sau khi đánh răng và uống nước, bạn vẫn cảm thấy triệu chứng hôi miệng, khô miệng chưa kết thúc thì hãy cảnh giác vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường.

Empty

Ảnh minh họa

Khi lượng đường trong máu quá cao, cơ thể sẽ không sản xuất đủ insulin. Điều đó sẽ khiến các tế bào không nhận đủ lượng glucose cần thiết để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Để khắc phục, cơ thể buộc phải đốt cháy chất béo, tạo năng lượng để các cơ quan có thể tiếp tục hoạt động. Quá trình đốt cháy chất béo dự trữ trong tế bào tạo ra xeton, từ đó gây ra mùi hôi miệng.

Đi tiểu thường xuyên

Empty

Ảnh minh họa

Tăng glucose trong máu cũng có thể ảnh hưởng đến thận của bạn. Thận vốn có trách nhiệm loại bỏ nước dư thừa từ máu để sản xuất nước tiểu, có quá nhiều glucose trong máu sẽ làm hỏng mạch máu trong thận làm quá trình lọc này kém hiệu quả hơn và khiến bạn đi tiểu nhiều hơn.

Thức dậy thấy da bị ngứa

Khi lượng đường trong máu tăng cao, cơ thể bị mất nước và giảm tưới máu nuôi dưỡng da, cộng thêm các dây thần kinh bị tổn thương... điều đó khiến cho quá trình bài tiết mồ hôi ở da bị rối loạn, gây khô da và thường có cảm giác ngứa ngáy vào buổi sáng.

Khó tập trung

Empty

Ảnh minh họa

Khi não của bạn bị mất nước do đi tiểu quá nhiều và glucose không đi vào tế bào não vì độ nhạy insulin bị mất, bạn sẽ khó tập trung trong công việc cũng như học tập.

Tay chân lạnh, tê bì

Khi lượng đường trong máu quá cao trong thời gian dài, dễ khiến máu lưu thông kém, chuyển hóa tế bào bị chậm lại, giảm sinh nhiệt. Do đó, tay chân sẽ dễ bị lạnh.

Ngoài ra, tình trạng tăng đường huyết kéo dài cũng có thể làm tổn thương dây thần kinh và dễ dẫn đến bệnh lý thần kinh ngoại biên, dây thần kinh bị tổn thương cũng khiến tay chân tê bì, vô cùng khó chịu.

Mờ mắt

Mờ mắt cũng là kết quả của tình trạng mất nước do lượng đường cao – nó cũng ảnh hưởng tới các tế bào mắt. Hậu quả là làm các tế bào mắt biến dạng và mắt mất khả năng tập trung.

-> Bệnh nhân tiểu đường nên làm gì để phòng tránh COVID-19?

Xem thêm: Thực phẩm tốt cho người bị bệnh tim mạch

Hoàng Ly (T/H)  
Điều gì xảy ra với cơ thể khi luôn ăn tối trước 19h?
Phát hiện bệnh nguy hiểm từ những lần đổ mồ hôi bất thường
Tại sao nên sử dụng thực phẩm bổ sung để hỗ trợ sức khỏe âm đạo?
2 người tử vong do nắng nóng: Bác sĩ chỉ dấu hiệu cần đề phòng
4 biện pháp phòng ngừa tránh say nắng cực hiệu quả
Có nên tắm nhiều lần để giải nhiệt khi trời nắng nóng?
Hầu hết người già sống tới 80 không làm 4 điều này ở tuổi 60
Mỗi tối ăn 1 tép tỏi, điều kỳ diệu gì xảy ra với cơ thể bạn?
Tưởng bị viêm khớp, đi khám phát hiện ra hội chứng ống cổ tay
Mặt biến dạng sau 3 ngày cắt môi hình trái tim
Cách cải thiện mề đay mẩn ngứa từ cây nhà lá vườn
Áo chống nắng dày hay mỏng chống tia UV tốt hơn?
Ngủ bên chồng, mơ làm 'chuyện ấy'... với kẻ lạ
Rách hậu môn, thủng trực tràng do đạp xe
Tin tưởng bạn trai, cô gái sốc khi gặp phải bệnh khó nói
Sai lầm khi bật quạt mùa hè có thể gây đột quỵ
Đi bộ 11 phút mỗi ngày tăng tuổi thọ, giảm nguy cơ tử vong sớm
Liên tiếp trẻ bị đuối nước, bác sĩ cảnh báo an toàn trong kỳ nghỉ dài
6 bí quyết cân bằng nội tiết tố tự nhiên, không cần thuốc
Cảm giác nôn nao khi đói là dấu hiệu của bệnh gì?
Xem thêm