Thứ năm, 09/05/2024 06:25
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 06/06/2019 13:28

Cá nhân tự ý thu tiền của người xuất khẩu lao động là lừa đảo, chiếm đoạt tài sản

Tự ý thu hàng nghìn đô la của học viên bằng phiếu thu, ông Nguyễn Văn Đông, Giám đốc Công ty TNHH Wimex Việt Nam đang có dấu hiệu lừa đảo mọi người.

Xuất khẩu lao động là nguyện vọng chính đáng tuy nhiên có một thực tế hiện nay, rất nhiều lao động, đặc biệt là lao động ở các vùng nông thôn đang thiếu thông tin về các công ty xuất khẩu lao động, thiếu thông tin về các chính sách, mức phí phải đóng, quy trình đi xuất khẩu lao động… rất dễ trở thành “mồi ngon” cho các đối tượng lừa đảo. Vấn đề đáng nói là việc lừa đảo xuất khẩu lao động không mới, nhưng bằng những thủ đoạn ngày càng tinh vi, rất nhiều người vẫn bị “sập bẫy”.

“Mức lương cao, không yêu cầu chuyên môn, đóng tiền là có thể đi luôn...”, những quảng cáo như thế đã đánh trúng tâm lý của nhiều người nhưng đổi đời chưa thấy đâu, nhiều người lao động đã bị trúng bẫy của những kẻ lừa đảo.

Trường hợp của ông Nguyễn Văn Đông, Giám đốc Công ty TNHH Wimex Việt Nam thu nghìn đô của người lao động nhưng không đưa được người lao động sang Nhật Bản làm việc là một điển hình như thế.

Công ty Wimex không có chức năng đưa người đi XKLĐ

Tình trạng nở rộ các công ty, đơn vị hoạt động xuất khẩu lao động, tư vấn du học chưa được cấp phép đang làm cho người lao động mất phương hướng vì thật, giả, đúng, sai lẫn lộn. Nhiều lao động đã phải trả giá khi mất những khoản tiền lớn nhưng vẫn không thể thực hiện được ước mơ, dự định.

Theo tìm hiểu của PV, Công ty TNHH Wimex Việt Nam do ông Nguyễn Văn Đông là Giám đốc không hề có chức năng đưa người đi XKLĐ. Trên trang website của Cục quản lý Lao động ngoài nước cũng không hề có tên công ty này.

xkld giadinhvietnam

Công ty Wimex không hề có chức năng, nhiệm vụ đưa người đi xuất khẩu lao động.

Thực chất đây chỉ là công ty đăng ký hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu các mặt hàng nguyên liệu sản xuất phục vụ cho ngành may mặc, may tre đan, thủ công nghệ, nông sản, kim loại, khoáng sản, thực phẩm. và nhập khẩu sữa, thiết bị công nghệ mới, mặt hàng điện máy và đồ gia dụng. Tuy nhiên, lợi dụng sự thiếu hiểu biết của nhiều người, ông Đông liên tục giới thiệu mình là giám đốc công ty Wimex đã đưa rất nhiều người đi xuất khẩu lao động.

Hiện tại phần thông tin du học, xuất khẩu lao động của công ty Wimex đã không thể truy cập được. Rất nhiều người hoang mang việc ông Đông lấy bình phong tên công ty để đi lừa đảo nhiều người muốn xuất khẩu lao động. Thực chất ông Đông chỉ là một môi giới và giới thiệu rằng mình làm ở nhiều công ty khác nhau.

xkld - gdvn1

Sau khi báo Gia đình Việt Nam phản ánh về việc Giám đốc Công ty Wimex nhận nghìn đô không đưa được người đi xuất khẩu. Trên trang website của công ty này phần Du học, XKLD "bỗng dưng" bị khoá.

Hành vi lừa đảo rõ ràng

Luật sư Nguyễn Anh Tuấn - Đoàn Luật Sư Hà Nội cho biết: "Luật Người lao động ở Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2006: Điều 8. Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

1. Hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.

2. Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp dịch vụ) phải có vốn pháp định theo quy định của Chính phủ và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

3. Doanh nghiệp được cấp Giấy phép phải trực tiếp tổ chức hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

4. Chính phủ quy định các loại hình doanh nghiệp được hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn và lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế Trường hợp ông Nguyễn Văn Đông, giám đốc Công ty TNHH Wimex Việt Nam nhận đưa người lao động ra nước ngoài làm việc với tư cách cá nhân mà không thành lập doanh nghiệp, không có giấy phép đăng ký kinh doanh là vi phạm điều 8 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

anh-phieu-thu1jpg-1519

Hàng loạt phiếu thu do ông Đông kí nhận cũng là giả và không có giá trị pháp lý.

"Cá nhân không có chức năng nhiệm vụ thu tiền của người có nhu cầu đi xuất khẩu lao động. Công ty có giấy phép về xuất khẩu lao động mới được thu tiền hợp pháp. Cá nhân hay công ty đứng ra thu mà không có giấy phép được quy vào hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản." Theo Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng - Đoàn luật sư Hà Nội

Giữa ông Nguyễn Văn Đông và những người có nhu cầu đi xuất khẩu lao động đã phát sinh giao dịch dân sự, theo đó ông Đông cung cấp dịch vụ, tư vấn và cam kết về việc đưa người đi xuất khẩu lao động đồng thời bên có nhu cầu (người lao động) trả tiền dịch vụ cho bên cung cấp dịch vụ.

Theo Bộ luật dân sự 2015: Điều 123. Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu. Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định. Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.

Như đã phân tích ở trên, hành vi nhận đưa người lao động ra nước ngoài làm việc của ông Nguyễn Văn Đông là trái quy định của pháp luật (vi phạm điều cấm của pháp luật) do đó giao dịch giữa ông Đông và những người lao động vô hiệu theo điều 123 Bộ luật dân sự.

Điều 131. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định. Theo khoản 2, khoản 4 điều 131 Bộ luật dân sự thì ông Đông có nghĩa vụ hoàn trả lại số tiền đã nhận từ người lao động, đồng thời có thể phải bồi thường thiệt hại. Ngoài ra, căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy cứu trách nhiệm hình sự."

Để đảm bảo việc nộp tiền đúng quy định và đúng địa chỉ, người lao động chỉ nộp các khoản tiền cho doanh nghiệp xuất khẩu lao động hoặc Đơn vị được ủy quyền của doanh nghiệp xuất khẩu lao động khi ký hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài và theo những khoản tiền ghi trong hợp đồng, đồng thời yêu cầu ghi rõ từng khoản tiền phải nộp và có hóa đơn, chứng từ có dấu của doanh nghiệp xuất khẩu lao động hoặc Đơn vị được ủy quyền. Trong trường hợp, doanh nghiệp xuất khẩu lao động 2014 yêu cầu người lao động phải nộp một khoản tiền để làm thủ tục đi làm việc ở nước ngoài sau khi trúng tuyển (như: tiền làm hồ sơ, làm thủ tụcnhập cảnh (giấy phép, visa), vé máy bay, tiền môi giới và tiền ký quỹ (nếu có) …) thì người lao động có quyền yêu cầu doanh nghiệp phải làm thỏa thuận trong đó cam kết về thời gian xuất cảnh và trách nhiệm thanh toán các khoản chi phí phải nộp (trong trường hợp khôngđưa lao động đi làm việc ở nước ngoài trong thời gian thoả thuận).

-> Giám đốc Công ty Wimex Việt Nam bị tố “lừa đảo” tiền của người lao động muốn đi Nhật làm việc

Lê Anh - Đình Long  
Mồ côi bố mẹ, nam thanh niên 'khuyết tật' đang từng ngày vật lộn với bệnh tim
Ông nội nhọc nhằn níu giữ sự sống cho cháu trai mắc bệnh tan máu bẩm sinh
Nhặt ve chai nuôi vợ con tâm thần, lo cháu ngoại ăn học
Mẹ con tật nguyền mưu sinh trong ngôi nhà chưa đầy 10m2
Mỗi tuần một địa chỉ nhân đạo giúp 10 gia đình nghèo ổn định cuộc sống
Vợ bệnh tật hơn 6 năm chăm chồng bị liệt
Bé trai 6 tuổi mắc xơ gan hiếm gặp, mất 200 triệu đồng vẫn đau đớn từng ngày
Éo le phận đời 4 chị em mất mẹ giữa những ngày mưa lũ
Xem thêm