Thứ hai, 29/04/2024 04:12
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 22/07/2022 11:30

“Bảo dưỡng” sức khỏe tuổi 56: Giữ tốt 2 chỗ, hạn chế 3 điều

So với thân thể cường tráng thời tuổi trẻ, sức khỏe tuổi 56 gặp nhiều vấn đề khi hầu hết các bộ phận đã lão hóa, lúc này thân thể cần bước sang giai đoạn “bảo dưỡng”.

Sau độ tuổi này, tất cả các chức năng của cơ thể, bao gồm khả năng miễn dịch và khả năng chống lại bệnh tật khác sẽ suy giảm theo, cùng với việc cơ thể bị mất sức ở giai đoạn đầu, các bệnh lý lớn rất dễ xảy ra.

Tuy nhiên trong giai đoạn này, nếu bạn có thể bảo dưỡng thân thể được tốt, không chỉ đề cao tố chất thân thể mà còn có thể giảm thiểu bệnh tật, tạo nền tảng tốt cho sức khỏe về sau này.

Sau 56 tuổi, thân thể bước vào “giai đoạn bảo dưỡng”, hãy giữ gìn tốt 2 vị trí này:

Bảo vệ đôi chân

Đôi chân có thể gọi là “trái tim thứ hai” của thân thể, là “trụ cột” giúp cơ thể đứng vững suốt mấy chục năm. Nếu chân xảy ra vấn đề, chất lượng cuộc sống sẽ giảm sút rất nhiều, thường xuyên ngồi lâu một chỗ. Đây là lối sống không lành mạnh với người già, vì vậy chúng ta phải cố gắng chăm sóc tốt cho đôi chân của mình.

Trước hết, chúng ta nên đảm bảo cung cấp đủ canxi và protein chất lượng cao, có thể giữ cho xương và cơ luôn chắc khỏe.

tuoi trung nien Giadinhonline

Ảnh minh họa.

Thứ hai, thường xuyên tập thể dục vừa phải có thể củng cố xương và duy trì khối lượng cơ bắp chân. Tập thể dục có thể giúp duy trì trọng lượng phù hợp, giảm gánh nặng cho chi dưới, khớp chân dễ dàng hơn.

Đặc biệt chú ý vận động không được quá nhiều hay quá mạnh, nên chọn các bài tập nhẹ nhàng như tản bộ, tập Thái Cực Quyền, tốt nhất là các hoạt động dưỡng sinh ngoài trời.

Ngâm chân cũng là một biện pháp tuyệt vời để bảo vệ đôi chân. Ngâm chân bằng nước nóng có thể làm giãn mạch máu, tăng lưu lượng máu ở chân, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho chân.

Theo quan điểm của Trung y, trên bàn chân có rất nhiều huyệt đạo và được kết nối chặt chẽ với các cơ quan khác nhau của cơ thể. Nếu bạn ngâm chân bằng nước nóng trong thời gian dài có thể kích thích các vùng phản xạ và huyệt đạo của bàn chân, đả thông kinh mạch, giúp toàn thân khỏe mạnh.

Bảo vệ mạch máu

Mạch máu là những thông đạo vận chuyển máu và các chất dinh dưỡng trong thân thể. Chỉ khi mạch máu lưu thông thông suốt mới có thể đảm bảo sức khỏe cho các bộ phận và cơ quan khác nhau của cơ thể. Mạch máu khỏe hay yếu thậm chí còn liên quan mật thiết đến sự dài ngắn của tuổi thọ.

Nhiều người khi còn trẻ chưa bao giờ quan tâm đến sức khỏe của mạch máu, thêm vào đó là thói quen sinh hoạt của họ không khoa học, thích ăn đồ chiên rán, đồ ăn nhiều calo, đồ chua, những thói quen xấu như hút thuốc lá, uống rượu bia. Những hành vi này sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa mạch máu, thậm chí gây tắc nghẽn mạch máu.

Có một cách đơn giản để bảo vệ mạch máu - uống nhiều nước đun sôi. Nước đun sôi để nguội không có calo, không có tạp chất, là môi trường rất quan trọng cho quá trình trao đổi chất của con người. Đối với mạch máu, uống nhiều nước đun sôi có thể làm giảm độ đặc của máu và ngăn ngừa tắc nghẽn động mạch hiệu quả.

Tránh làm 3 điều này khi bước sang tuổi 56

Không ngồi quá lâu

Ngồi lâu không tốt cho sức khỏe, nó sẽ làm chậm quá trình trao đổi chất của cơ thể, tuần hoàn máu cũng kém đi, dẫn đến tích tụ nhiều chất độc, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

Không hút thuốc, uống rượu

Sau 56 tuổi, dù trước đây bạn có thích thuốc lá, rượu bia đến đâu cũng nên nhanh chóng bỏ thuốc lá, cũng là để giữ lại chút sức lực cho quãng đời còn lại của mình.

Không thức khuya ngủ muộn

Đối với nhiều người trong xã hội hiện đại, thức khuya là một thói quen phổ biến trong cuộc sống. Lúc trẻ có thể không sao, nhưng càng lớn tuổi, bệnh càng trở nên nguy hiểm hơn. Những người thức khuya, ngủ lâu tinh thần kém, da lão hóa, nội tiết rất dễ gặp vấn đề, chức năng của các cơ quan nội tạng khác nhau cũng sẽ suy giảm.

Nhìn chung, bản thân người cao tuổi chất lượng giấc ngủ đã không tốt, lại thêm việc ngủ muộn sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì vậy, người cao tuổi phải nghỉ ngơi sớm, trong trường hợp bình thường nên đi ngủ lúc 9 giờ tối, duy trì nếp sinh hoạt điều độ, lâu dài.

-> Người trung niên 3 việc không nên so, 3 lời không nên nói

Thùy Linh  
Rách hậu môn, thủng trực tràng do đạp xe
Tin tưởng bạn trai, cô gái sốc khi gặp phải bệnh khó nói
Sai lầm khi bật quạt mùa hè có thể gây đột quỵ
Đi bộ 11 phút mỗi ngày tăng tuổi thọ, giảm nguy cơ tử vong sớm
Liên tiếp trẻ bị đuối nước, bác sĩ cảnh báo an toàn trong kỳ nghỉ dài
6 bí quyết cân bằng nội tiết tố tự nhiên, không cần thuốc
Cảm giác nôn nao khi đói là dấu hiệu của bệnh gì?
Hình dạng khuôn mặt tiết lộ tính cách gì của bạn?
Người phụ nữ đột quỵ sau khi làm “chuyện ấy”
Giá đỗ có thực sự giúp sung sức trong 'cuộc yêu''?
Vì sao tập thể dục thường xuyên vẫn tăng cân vù vù?
Bé trai 3 tuổi ngộ độc chì nguy kịch sau khi uống thuốc nam
Bổ sung chất xơ đúng cách tránh đầy hơi, chuột rút
Hà Nội vào đỉnh dịch tay chân miệng: Chuyên gia chỉ dấu hiệu không nên chủ quan
Mắc Covid-19 liên tục trong 613 ngày
Cô đơn làm tăng 50% nguy cơ mất trí nhớ
Bị ù tai, vo ve trong tai: Điều trị bằng cách nào?
Bất thường ở tim có thể là dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt
Tăng 10% nguy cơ đột quỵ do thói quen khi ngủ
Nơi bẩn nhất trong phòng làm việc, chứa ổ vi khuẩn gấp 400 lần bồn cầu
Xem thêm