Chủ nhật, 05/05/2024 12:58
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 31/05/2019 10:30

4 cách trị hăm tã cực kỳ hiệu quả và an toàn cho bé mà mọi bà mẹ bỉm sữa nên biết

Mùa hè nóng nực làm tăng nguy cơ hăm tã ở trẻ. Nếu không trị dứt điểm hăm tã, kéo dài sẽ gây nên tình trạng khó chịu, đau đớn, quấy khóc, ngủ không ngon giấc ở trẻ.

Vì sao bé bị hăm tã?

Da của trẻ sơ sinh, trẻ dưới 12 tháng tuổi rất mỏng và nhạy cảm. Việc mặc tã thường xuyên hoặc bé bị tiêu chảy kéo dài khiến da phải tiếp xúc thường xuyên với phân và nước tiểu gây kích ứng da và hăm tã. Hăm tã cũng có thể diễn ra khi mẹ thay loại bỉm tã mới cho bé mà không hợp cơ địa, hoặc mẹ dùng khăn ướt có chất tẩy để vệ sinh cho con, mẹ thường xuyên dùng chất làm mềm vải, xà bông giàu chất tẩy rửa để giặt đồ cho con cũng có thể là nguyên nhân gây kích thích làn da mỏng manh của bé.

tre-bi-ham-ta-7950235

Các mức độ hăm tã ở trẻ (Nguồn Internet)

Đối với các bà mẹ bỉm sữa hăm tã luôn là nỗi ám ảnh thường trực, mặc dù tình trạng trên không quá nghiêm trọng, thế nhưng lại khiến bé yêu trở nên cáu gắt, quấy khóc, mất ngủ… ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển vể thể chất và tinh thần của bé trong những năm đầu đời. Vậy làm thế nào để khắc phục nhanh vấn đề hăm tã giúp bé yêu cảm thấy thoải mái và dễ chịu?

Mẹ bỉm sữa hãy học nhanh 4 bí quyết trị hăm tã vừa an toàn lại hiệu quả này nhé:

Trị hăm tã bằng trà xanh hoặc chè tươi

Trà xanh, chè tươi là một trong những thảo dược đa năng. Trong đó, trị hăm cũng là một công dụng của trà xanh dù là trà túi hay trà xanh nguyên chất. Với trà túi, các mẹ có thể đặt một túi trà khô vào trong tã hay bỉm của trẻ để tinh chất tannin có trong trà giúp hút ẩm, cho da bé khô thoáng và phục hồi dần những vùng da bị tổn thương bởi hăm.

Trị hăm tã bằng lô hội

Lô hội có đặc tính chống viêm, không những vậy lô hội còn rất nhiều vitamin E. Nên đây là một thần dược rất tốt trong việc trị hăm tã ở trẻ nhỏ. Dùng một lát lô hội mỏng mát xa lên vùng da bị hăm của bé rồi để khô tự nhiên, sau đó mới mặc tã vào cho bé.

Chữa hăm tã bằng lá trầu không

Trầu không là loại thảo dược có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm đau rất tốt. chính vì thế việc chữa trị hăm tã cho bé bằng lá trầu không rất hiệu quả. Các mẹ lấy khoảng 3 – 4 lá trầu không rửa sạch sau đó đun sôi để nguội. Tiếp đến dùng khăn sạch giặt ướt bằng nước trầu không để nguội, nhẹ nhàng thấm lên các nếp gấp, vùng da bị hăm của bé. Bạn nên làm liên tục trong vòng một tuần, một ngày khoảng ba lần, chắc chắn chứng hăm của bé sẽ thuyên giảm đáng kể.

Chữa hăm tã bằng dầu dừa

Với đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm, dầu dừa là loại thuốc tự nhiên giúp trị hăm tã phổ biến. Để trị hăm tã cho bé bằng dầu dừa, bạn chỉ cần thoa một lớp mỏng lên vùng da phát ban nhằm làm dịu và giúp da ẩm, mềm. Tuy nhiên, trước khi thoa, bạn hãy nhớ rửa tay sạch bằng xà phòng và nhớ chỉ dùng dầu dừa nguyên chất để đem lại hiệu quả tốt nhất nhé.

->Sử dụng baking soda để tắm cho bé, mẹ sẽ thu được nhiều lợi ích bất ngờ

Xem thêm: Những dấu hiệu khi ho cảnh báo tình trạng nguy hiểm ở trẻ (Nguồn Zing)

Huyền Trần (T/H)  
6 hoạt động tưởng không liên quan nhưng giúp bạn giảm cân thần kỳ
5 biến chứng nguy hiểm dễ gặp khi tiêm meso căng bóng da
5 tips chăm sóc da căng mọng bất chấp mùa hè nắng nóng
Cơ thể con người chịu đựng được mức nhiệt bao nhiêu?
Dấu hiệu của bệnh suy nhược thần kinh mà 99% bị bỏ qua
Phút dại dột sau mâu thuẫn gia đình
Nữ bệnh nhân 17 tuổi suýt chết do biến chứng thủy đậu
Giải nhiệt mùa hè bằng chân váy trắng vừa thanh lịch vừa quyến rũ
4 bữa sáng giàu protein giúp xây dựng cơ bắp cho người tập gym
Phụ nữ sau tuổi 30 kiểm tra ngay 4 điều này để phòng ngừa bệnh tật
30 tuổi không chịu lập gia đình, mẹ đưa vào viện tâm thần phát hiện điều không ngờ
Khám miễn phí cho trẻ đặc biệt nhân Tháng Tự kỷ Thế giới
'Học lỏm' 4 mỹ nhân Việt phối đồ độc - lạ - chất
Mệt mỏi vì nổi mụn, “bỏ túi” ngay 7 giải pháp cho mùa hè năm nay
Điều gì xảy ra với cơ thể khi luôn ăn tối trước 19h?
Phát hiện bệnh nguy hiểm từ những lần đổ mồ hôi bất thường
Tại sao nên sử dụng thực phẩm bổ sung để hỗ trợ sức khỏe âm đạo?
2 người tử vong do nắng nóng: Bác sĩ chỉ dấu hiệu cần đề phòng
4 biện pháp phòng ngừa tránh say nắng cực hiệu quả
Có nên tắm nhiều lần để giải nhiệt khi trời nắng nóng?
Xem thêm