Thứ hai, 29/04/2024 10:05
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 22/03/2023 08:49

2 trẻ nhỏ Nghệ An tử vong thương tâm do chó dại

Hai em nhỏ tại huyện miền núi Nghệ An bị chó dại cắn, không kịp thời tiêm vacxin đã tử vong đau lòng tại bệnh viện.

Bệnh viện Sản nhi Nghệ An sáng 22/3 cho hay, 2 trẻ nhỏ đến cấp cứu tại đơn vị này sau khi bị chó dại cắn đã không thể qua khỏi.

Ngày 10/3, bé V.Q.H. (9 tuổi, trú huyện Tân Kỳ) nhập viện khẩn cấp khi xuất hiện các cơn co giật. Người nhà nói, con em họ đã không kịp thời tiêm phòng văcxin sau khi bị chó dại cắn.

Không lâu trước đó, cuối tháng 2/2023, bé L.B.T (40 tháng tuổi, trú huyện rẻo cao Quế Phong) xuất hiện hàng loạt triệu chứng nôn, co giật. Điều trị tại bệnh viện tuyến huyện không khả quan, người nhà đưa T. vượt đường xa về Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trong tình trạng hết sức nguy kịch.

Nạn nhân cũng không được tiêm phòng văcxin sau khi bị chó dại cắn, tử vong đau lòng.

Chuyên gia y tế cho hay, bệnh dại là bệnh viêm não tủy cấp tính do virus Rhabdovirus gây nên, với các biểu hiện trên người là sợ nước, sợ gió, co giật, liệt. Thời điểm hiện tại bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Nếu không tiêm huyết thanh kháng dại sau khi bị chó cắn, khi đã lên cơn dại, tỷ lệ tử vong gần như 100%.

Sau khi vào cơ thể, virus dại sẽ xâm nhập vào các dây thần kinh ngoại biên, chạy theo con đường này tới tủy sống, não bộ với tốc độ rất chậm, khoảng 12 - 24 mm mỗi ngày. Chỉ khi vào tới não bộ, người bị nhiễm bệnh mới có những hành vi, biểu hiện lâm sàng rõ ràng.

Do di chuyển chậm, thời gian ủ bệnh dại có thể từ 10 ngày đến 8 tuần, đa số vài ba tháng, có người đến vài năm, phụ thuộc vào số lượng virus xâm nhập vào cơ thể, sự nặng nhẹ của vết thương, khoảng cách xa gần từ vết thương đến não bộ, khả năng miễn dịch của bệnh nhân.

Tại Việt Nam, chó là ổ chứa virus dại chủ yếu, chiếm 96 - 97%, sau đó là mèo từ 3 - 4%.

cho dai

Không kịp thời tiêm văcxin sau khi bị chó dại cắn, tỷ lệ tử vong gần như 100%

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo gia đình nên tiêm phòng đầy đủ cho chó, mèo nuôi, tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y. Không thả rông chó, mèo. Chó ra đường phải được đeo rọ mõm. Tuyệt đối không dùng thuốc nam, không tự chữa, hoặc nhờ thầy lang chữa bệnh dại.

Người dân cần thực hiện đầy đủ 4 bước quan trọng sau khi bị chó, mèo cắn:

- Rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng đặc liên tục trong 15 phút, nếu không có xà phòng thì phải xối rửa vết thương bằng nước sạch liên tục. Đây là biện pháp sơ cứu hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh dại khi bị chó, mèo cắn, cào.

- Sau đó tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 70%, cồn iod hoặc Povidone, Iodine.

- Hạn chế làm dập vết thương và không được băng kín vết thương.

- Đến ngay Trung tâm y tế gấn nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời.

Thảo My  
Lễ hội du lịch Sầm Sơn 2024: Rực rỡ sắc màu
Nắng nóng, người dân đổ xô đến Công viên nước Hồ Tây
Nắng nóng chưa từng có dịp nghỉ lễ: Làm gì để thanh lọc, làm mát cơ thể mỗi ngày?
Người trẻ háo hức thanh lọc cơ thể để lên outfit chơi lễ
Mê mẩn góc check-in trên con tàu biểu tượng chim Hạc 
Có gì trên chiếc thắt lưng đắt nhất thế giới giá 1,8 tỷ đồng?
Vì sao máy điều hòa có mùi hôi?
Cùng ngư dân Thanh Hóa thắp sáng đèn trên biển
Gần 1,500 vận động viên tham gia Hội khỏe Phù Đổng Cúp Nestlé MILO lần thứ VII
Vì sao công nghệ, máy móc ngày càng hiện đại nhưng con người lại bận rộn hơn?
5 lý do nên chọn du học nghề Đức tại Cao đẳng Việt Mỹ Hà Nội
89% khách đi buýt điện là người đi làm
Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng ngày lễ 30/4 - 1/5
Tận mắt xem thợ thủy tinh làm chiếc cốc uống bia hơi huyền thoại
Khuyến cáo 10 biện pháp phòng chống cháy nổ gia đình dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
6 cách tẩy bay mọi vết bẩn trên nệm
Hà Nội thí điểm ứng dụng cảnh báo cháy gắn với định danh số nhà
Hành trình đến Korea Global School của một học sinh Hà Nội
Uống gì để xua tan căng thẳng mệt mỏi trước mùa thi?
Acecook Việt Nam chung tay hỗ trợ trẻ em là con ngư dân có hoàn cảnh khó khăn với dự án 'Thả lưới ước mơ'
Xem thêm