Chủ nhật, 28/04/2024 20:07
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 02/02/2023 11:30

2 loại nước âm thầm “nuôi” tế bào ung thư, 90% người Việt chủ quan

Không phải loại nước nào cũng đem đến những lợi ích cho cơ thể con người, đặc biệt là 2 loại này không những không có lợi cho sức khỏe mà còn có thể gây ra bệnh ung thư.

Nước là cội nguồn của sự sống, bất kỳ sinh vật nào trên trái đất đều phải dựa vào nước để tồn tại, chúng ta có thể nhịn ăn ba ngày nhưng không thể thiếu nước ba ngày.

Với ý thức giữ gìn sức khỏe không ngừng được nâng cao, con người ngày càng chú trọng hơn đến chất lượng nước. Suy cho cùng ai cũng uống nước hàng ngày, uống thế nào tốt cho sức khỏe mới là điều quan trọng.

Nước đóng chai có hạn sử dụng không?

Nước tinh khiết là chất lỏng không màu, không mùi, không vị và không có thời hạn sử dụng. Tuy nhiên, trên thực tế, các loại nước lọc, nước tinh khiết đóng chai đều được in nhãn sử dụng. Nguyên nhân chính là do các loại chai nhựa lâu ngày có thể ngấm nước, tiết ra các loại hóa chất làm ô nhiễm nước, gây hại như Atimon và Bisphenel (BPA).

Nếu sử dụng nước đóng chai thường xuyên, các hợp chất nhựa này có thể tích tụ từ từ vào cơ thể, có thể gây hại cho sức khỏe đường ruột, làm giảm khả năng miễn dịch và giảm chức năng hô hấp.

nuoc-dong-chai-6305-1623249132

Ảnh minh họa.

Nước đun đi đun lại có gây ung thư không?

Trên thực tế, quan niệm này là hoàn toàn phản khoa học, mặc dù đúng là một phần nitrat trong nước dễ dàng chuyển hóa thành nitrit trong điều kiện nhiệt độ cao và thiếu oxy, nhưng thực nghiệm đã chứng minh rằng hàm lượng nitrit trong đó là rất thấp, chỉ khoảng 0,007mg/L, thậm chí sau khi đun sôi nước, nitrit tăng lên 0,021mg/L.

Theo tiêu chuẩn, hàm lượng nitrit trong nước uống được giới hạn ở mức ≤1 mg/L, có nghĩa là nước sẽ được đun sôi 200 lần để vượt quá giới hạn này, vì vậy tất cả chúng ta không cần phải lo lắng việc đun đi đun lại nước.

Nước để qua đêm cũng sẽ không phát sinh các vấn đề gây ung thư, chỉ cần nguồn nước đảm bảo an toàn và cốc nước sạch thì ai cũng có thể uống được.

2 loại nước “nuôi” tế bào ung thư

Nước quá nóng

Cơ quan Nghiên cứu Quốc tế về ung thư của Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra kết quả nghiên cứu: Uống đồ uống nóng được cho là một nhân tố có thể gây ung thư cho con người.

Đây là kết quả nghiên cứu của một nhóm 23 nhà khoa học quốc tế sau khi phân tích tất cả các dữ liệu có sẵn về các nhân tố ung thư của một loạt các đồ uống nóng, bao gồm cả cà phê và trà. Nghiên cứu chỉ ra rằng nguyên nhân gây ung thư là do nhiệt độ khi uống, chứ không phải thành phần đồ uống.

thoi quen uong nuoc GiAdinhonline (1)

Ảnh minh họa.

Cụ thể, theo các chuyên gia, nếu thường xuyên sử dụng đồ uống ở nhiệt độ trên 65 độ C có thể khiến con người phát triển bệnh ung thư khoang miệng, hầu họng và thực quản.

Đồ uống ở nhiệt độ nóng sẽ làm tổn thương niêm mạc thực quản. Khi bị tổn thương nhiều lần, các tế bào của niêm mạc có xu hướng tăng sinh, dày lên để chống lại sự kích thích của nước nóng. Cũng vì thế chúng ngày càng ít nhạy cảm, lâu dần sẽ biến đổi thành ung thư.

Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế cũng đã liệt kê nước nóng trên 65 độ C là chất gây ung thư nhóm 2A. Khi vượt quá nhiệt độ này đều có nguy cơ gây ung thư thực quản do làm hỏng các tế bào màng nhầy của miệng và dạ dày.

Nước máy chưa đun sôi

Nước máy đã được khử trùng bằng clo và 13 loại chất có hại cho cơ thể thường được tách ra trong quá trình xử lý.

thoi quen uong nuoc GiAdinhonline (2)

Ảnh minh họa.

Trong số đó, chloroform, hydrocacbon halogen hóa và các chất khác có tác dụng gây ung thư rất mạnh, nếu uống những loại nước máy chưa đun sôi này trong thời gian dài sẽ dễ dàng làm tăng nguy cơ ung thư trực tràng.

Tuy nhiên, khi nhiệt độ nước trên 100 độ C, các chất có hại trong nước sẽ bốc hơi theo hơi nước sau khi đun sôi, vì vậy mọi người phải đun sôi nước trước khi uống.

-> Thực hư ăn dưa muối chua gây ung thư

T. Linh (Theo Aboluowang)  
Rách hậu môn, thủng trực tràng do đạp xe
Tin tưởng bạn trai, cô gái sốc khi gặp phải bệnh khó nói
Sai lầm khi bật quạt mùa hè có thể gây đột quỵ
Đi bộ 11 phút mỗi ngày tăng tuổi thọ, giảm nguy cơ tử vong sớm
Liên tiếp trẻ bị đuối nước, bác sĩ cảnh báo an toàn trong kỳ nghỉ dài
6 bí quyết cân bằng nội tiết tố tự nhiên, không cần thuốc
Cảm giác nôn nao khi đói là dấu hiệu của bệnh gì?
Hình dạng khuôn mặt tiết lộ tính cách gì của bạn?
Người phụ nữ đột quỵ sau khi làm “chuyện ấy”
Giá đỗ có thực sự giúp sung sức trong 'cuộc yêu''?
Vì sao tập thể dục thường xuyên vẫn tăng cân vù vù?
Bé trai 3 tuổi ngộ độc chì nguy kịch sau khi uống thuốc nam
Bổ sung chất xơ đúng cách tránh đầy hơi, chuột rút
Hà Nội vào đỉnh dịch tay chân miệng: Chuyên gia chỉ dấu hiệu không nên chủ quan
Mắc Covid-19 liên tục trong 613 ngày
Cô đơn làm tăng 50% nguy cơ mất trí nhớ
Bị ù tai, vo ve trong tai: Điều trị bằng cách nào?
Bất thường ở tim có thể là dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt
Tăng 10% nguy cơ đột quỵ do thói quen khi ngủ
Nơi bẩn nhất trong phòng làm việc, chứa ổ vi khuẩn gấp 400 lần bồn cầu
Xem thêm