Thứ hai, 24/03/2025 03:56     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 29/01/2024 16:07

Tay yếu dần, chân mất cảm giác sau 3 năm hút bóng cười

Sau ba năm hút bóng cười, cô gái 20 tuổi tê yếu tay, mất cảm giác chân, phải nhập viện điều trị.

ThS.BS Đoàn Dư Mạnh, thành viên Hội Bệnh mạch máu Việt Nam cho biết bệnh nhân được gia đình đưa vào bệnh viện khám vì tê yếu tay, mất cảm giác chân nhiều ngày. Kết quả kiểm tra thấy tủy cổ C2-C7 bị tổn thương khiến các mô sụn, đĩa đệm và xương đốt sống bị hư hỏng nặng.

Qua khai thác bệnh sử, cô gái cho biết không sử dụng bất kỳ chất kích thích nào.

"Tuy nhiên, sau khi chúng tôi mời phụ huynh ra ngoài và hỏi kỹ, bệnh nhân mới dám chia sẻ đã sử dụng bóng cười (chứa khí N2O) trong 3 năm gần đây. Thậm chí có tuần bệnh nhân sử dụng bóng cười 3 buổi", BS Mạnh cho hay.

anh-minh-hoa-khi-cuoi 1

Ảnh minh họa

N20 hay còn gọi là khí cười là một trong những hợp chất vô cơ không màu, vị ngọt nhẹ. Chất này vào cơ thể sẽ chiếm chỗ oxy làm thiếu oxy, ức chế thần kinh trung ương gây ra cảm giác hoang tưởng.

Theo BS Mạnh, triệu chứng bệnh nhân gặp phải rất điển hình của ngộ độc N2O kéo dài, gây thiếu hụt vitamin B12. Hậu quả là gây ra bệnh lý thần kinh mất myelin. Ở bệnh nhân nữ này MRI thấy rõ tổn thương tủy cổ từ đốt C2 đến C7.

Bệnh nhân được điều trị bằng tiêm vitamin B12 và uống methionine.

Đáng chú ý, theo BS Mạnh, trong thời gian vừa qua đã gặp 3 trường hợp người trẻ tổn thương thần kinh vì lạm dụng bóng cười. Những ca bệnh này có đặc điểm chung là tiền sử sử dụng N2O kéo dài, triệu chứng phổ biến là tê tay chân dù rất trẻ.

Đa phần các bạn trẻ đi khám đều giấu không khai tiền sử dùng bóng cười nên nhiều bác sĩ không tìm ra bệnh. Do đó, theo BS Mạnh, con số bệnh nhân thực sự trong cộng đồng có thể rất cao.

"Nhiều bạn trẻ chủ quan và không để ý đến tác hại của bóng cười vì cho rằng nó an toàn, không gây nghiện như ma túy, rượu bia, cần sa.

Tuy nhiên theo các nghiên cứu trên thế giới, đặc biệt là Tạp chí Nội thần kinh châu Âu năm 2012 chỉ ra, các trường hợp tổn thương thần kinh do bóng cười phục hồi hoàn toàn sau điều trị chỉ đạt 47%. Nhiều trường hợp giảm các triệu chứng nhưng sẽ có tê tay chân kéo dài", BS Mạnh phân tích.

Đáng chú ý, theo BS Mạnh, nhiều bạn trẻ sau khi sử dụng bóng cười gặp triệu chứng tê tay, chân hay bỏ qua vì nghĩ rằng do thiếu canxi hay thức đêm nên chủ quan.

"Đến khi tình trạng nặng lên mới đến bệnh viện kiểm tra nên khả năng phục hồi hoàn toàn chỉ là 50/50", BS Mạnh chỉ rõ.

Từ thực trạng này, BS Mạnh khuyến cáo người dân, đặc biệt là giới trẻ cần có chế độ sinh hoạt lành mạnh, không sử dụng các chất gây nghiện, kích thích kể cả bóng cười. Nếu có triệu chứng tê bì chân tay, người bệnh cần đến cơ sở y tế thăm khám, thực hiện chụp MRI cột sống cổ, để kịp thời phát hiện bệnh và điều trị sớm tránh để lại hậu quả đáng tiếc.

Thúy Ngà  
Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An:  Công tác quản lý y tế còn nhiều 'lỗ hổng' cần 'bịt kín'
Vingroup tài trợ 1.000 tỷ đồng cho “đề án cấp cứu ngoại viện cấp quốc gia”
Vinmec là hệ thống y tế số 1 Việt Nam dành cho người nước ngoài
Bị bạn học đẩy ngã, bé trai 8 tuổi bất ngờ phát hiện bệnh phổi hiếm gặp
Bộ Y tế đưa 5 khuyến cáo phòng bệnh sởi lan nhanh
33 tuổi phát hiện u xương từ triệu chứng đau ai cũng từng gặp
3 giờ phẫu thuật lấy khối u buồng trứng nặng 15kg cho nữ bệnh nhân
Nhiễm trùng nguy kịch sau 1 tuần tự đắp lá cây trị vết thương tại nhà
Nam học sinh bị chìa khóa xuyên sọ não 3cm
Sụt 10kg trong vòng 5 tháng, biết sự thật ai cũng ngớ người
Đứt gân, nhiễm trùng cổ tay sau 4 mũi tiêm khớp của 'thần y'
Nhập viện do đắp thuốc nam chữa u tuyến giáp
Bé trai 11 tuổi mắc bệnh ác tính hiếm gặp
Cựu bác sĩ Đội tuyển Việt Nam chỉ 6 chấn thương thường gặp  khi chơi bóng và cách hồi phục
Khuyên lưỡi rơi vào dạ dày khi ăn cơm
Người đàn ông chấn thương sọ não biến chứng được cứu sống thần kỳ
Đau xương khớp khi trời lạnh, bác sĩ nói gì?
Nhiễm trùng nghiêm trọng từ vết xước nhỏ trên má
Nữ bác sĩ bỏ tiền túi làm xét nghiệm cho bệnh nhân
Thành lập Trung tâm Chăm sóc khách hàng Danka Việt Nam
Xem thêm