Thứ năm, 09/05/2024 03:45
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 25/12/2023 12:01

Quy trình khám sức khỏe tiền nhôn nhân

Nhiều cặp đôi chưa hiểu hết về khám trước hôn nhân là gì, quy trình khám diễn ra như thế nào và cần phải lưu ý những gì để có được kết quả chính xác nhất. Để chuẩn bị tốt cho việc này cần chú ý một số điều quan trọng.

Khám trước hôn nhân có ý nghĩa như thế nào?

33

Ảnh minh họa

Khám sức khỏe tiền hôn nhân thường được các cặp đôi thực hiện trước khi kết hôn. Tuy nhiên, những đối tượng đang trong độ tuổi sinh sản cũng nên lựa chọn gói khám này, trong đó bao gồm cả những người lớn hơn 30 tuổi nhưng chưa từng kết hôn. Đây là cách giúp bạn hiểu rõ hơn về sức khỏe của mình và có sự chuẩn bị tốt nhất cho tương lai.

Chuyên gia khuyến cáo nên khám sức khỏe tiền hôn nhân tối thiểu từ 3 đến 6 tháng trước khi kết hôn. Việc khám sức khỏe trước khi lập gia đình được đánh giá là việc làm văn minh của giới trẻ thời hiện đại mang lại những lợi ích thiết thực:

- Giúp cả hai hiểu rõ về tình trạng sức khỏe của nhau, đưa ra những quyết định đúng đắn trước khi kết hôn, tạo tâm lý thoải mái cho cả người vợ và người chồng.

- Được bác sĩ tư vấn về chuyện chăn gối, kế hoạch mang thai và một số phương pháp phòng tránh thai an toàn, hiệu quả nếu chưa muốn có thai.

- Phát hiện kịp thời những nguy cơ về các loại bệnh lý, từ đó lên phương pháp điều trị hiệu quả, hạn chế biến chứng, phòng tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh hay sinh con dị tật.

Quy trình khám trước hôn nhân

Khi thực hiện khám trước hôn nhân, các cặp đôi sẽ thường trải qua một số bước cơ bản như sau:

- Khám tổng quát

+ Khai thác thông tin về tiền sử bệnh cá nhân và tiền sử bệnh gia đình.

+ Đo cân nặng, chiều cao, nhịp tim, huyết áp,…

+ Siêu âm tổng quát để kiểm tra chức năng gan, thận, tụy, mật, bàng quang, niệu quản, chụp X-quang tim, phổi,...

111

Siêu âm ổ bụng trong quá trình khám trước hôn nhân . Ảnh : Minh họa

Ngoài những mục khám tổng quát dành cho cả nam và nữ đã kể đến phía trên, nam giới và nữ giới sẽ có những danh mục khám riêng. Cụ thể:

+ Khám phụ khoa đối với nữ để kiểm tra về hoạt động của cơ quan sinh dục nữ, bao gồm siêu âm vú, siêu âm tử cung, buồng trứng, xét nghiệm dịch âm đạo, sàng lọc tế bào ung thư tử cung, HPV,...

+ Đối với nam giới: Thực hiện siêu âm tinh hoàn, xét nghiệm tinh dịch đồ để đánh giá số lượng, chất lượng tinh trùng và từ đó đánh giá về khả năng sinh sản của nam giới.

+ Xét nghiệm máu

Đây là một loại xét nghiệm cơ bản và được chỉ định thực hiện trong nhiều gói khám khác nhau, trong đó bao gồm gói khám trước hôn nhân. Thông qua xét nghiệm máu, các bác sĩ sẽ chẩn đoán được một số bệnh lý như tiểu đường, bệnh về tuyến giáp, bệnh gan, sàng lọc bệnh truyền nhiễm như HIV, giang mai, viêm gan B,... Đặc biệt, xét nghiệm máu cũng có thể xác định về cấu trúc, sự đột biến của các nhiễm sắc thể và từ đó có thể xác định nguy cơ về một số loại bệnh di truyền.

Ngoài ra có thể cần làm thêm một số loại xét nghiệm khác.

Bên cạnh đó, các cặp đôi còn được chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm khác như xét nghiệm nước tiểu đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn đường niệu cũng như bệnh lý cầu thận, xét nghiệm kiểm tra hormone nội tiết tố nữ, nội tiết tố nam như estrogen, progesteron, testosteron,...

Khi đã có kết quả khám, nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường, các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm chuyên sâu để có thể đưa ra kết luận cuối cùng. Đồng thời đưa ra lời khuyên hữu ích, giúp các cặp đôi tự tin bước vào cuộc sống hôn nhân.

Nếu có mong muốn sinh con sau khi cưới, người vợ nên tiêm phòng trước khoảng 3 đến 6 tháng và nên tiêm đầy đủ các loại vắc xin, chẳng hạn như vắc xin cúm, thủy đậu, vắc xin Sởi – Quai bị - Rubella. Trong trường hợp các cặp vợ chồng vẫn chưa muốn sinh con, bác sĩ sẽ tư vấn về biện pháp tránh thai hiệu quả và đảm bảo an toàn.

Một số lưu ý để có kết quả khám sức khỏe tiền hôn nhân chính xác nhất

Để có được kết quả khám chính xác và quá trình khám trước hôn nhân diễn ra nhanh chóng hơn, các cặp đôi cần lưu ý một số vấn đề:

- Cung cấp cho các bác sĩ đầy đủ thông tin cá nhân, tình trạng sức khỏe hiện tại, tiền sử bệnh của gia đình và tiền sử bệnh bản thân,… Lưu ý không che giấu về tình trạng sức khỏe hiện tại của bản thân để tránh những ảnh hưởng về sức khỏe không đáng có trong tương lai.

- Nên nhịn ăn từ 6 đến 8 tiếng trước khi thực hiện xét nghiệm máu.

- Nên uống nhiều nước và nhịn tiểu trước khi siêu âm ổ bụng để hình ảnh siêu âm rõ nét nhất.

- Nên mặc những bộ đồ đơn giản để thuận tiện trong quá trình thăm khám. Lưu ý không nên đeo quá nhiều phụ kiện kim loại khi đi thăm khám.

- Không nên sử dụng chất kích thích như hút thuốc lá, uống cà phê, các loại rượu bia trước khi đi khám.

- Kiêng quan hệ tình dục khoảng 3 ngày trước khi đi khám.

- Đối với nữ giới: Không đi khám vào những ngày “đèn đỏ” hay khi đang đặt thuốc âm đạo.

- Đối với nam giới: Kiêng xuất tinh trong khoảng 2 đến 7 ngày để có kết quả tinh dịch đồ chính xác nhất.

P.V  
8.000 trẻ em Việt mắc bệnh tan máu bẩm sinh mỗi năm: 'Đau đầu' bài toán sức khoẻ giống nòi
Phụ nữ sau tuổi 30 kiểm tra ngay 4 điều này để phòng ngừa bệnh tật
Vỡ thai ngoài tử cung do chủ quan: Bác sĩ chuyên khoa nói gì?
Cảnh báo “dọn” bikini quá thường xuyên làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khó chịu tái phát
Thói quen khi tắm khiến phụ nữ mắc bệnh phụ khoa
Quyết sang trời Tây học tập, nữ tiến sĩ hối hận khi ngày trở về không thể sinh con
Căng thẳng làm giảm khả năng mang thai của phụ nữ?
Chuyện 'yêu' ở người cao tuổi: Bao nhiêu là đủ?
Ngân hàng tinh trùng: Giúp nam giới đảm bảo khả năng sinh sản trong tương lai
Vì sao các cặp đôi sắp sinh con đều thích ăn dâu tây?
Nam giới có con ở độ tuổi nào là tốt nhất?
Phát bệnh vì kiêng cữ sau sinh theo tục lệ dân gian
Uống thuốc tránh thai lùi ngày 'đèn đỏ' được không?
Mất hứng “chuyện ấy” sau sinh con
'Kiêng' để dự trữ tinh trùng: Nên không?
Dùng thuốc tiêm tránh thai làm tăng nguy cơ u não gấp 5 lần
Chuyên gia cảnh báo polyp buồng tử cung: Bệnh thường gặp, biến chứng nguy hiểm
Vì sao phụ nữ dễ ốm hơn trong ngày 'đèn đỏ'?
Thói quen ăn uống tưởng chừng vô hại lại gây vô sinh ở phụ nữ
'Chuyện ấy' giảm nhiệt vì... nước hoa
Xem thêm