Thứ năm, 09/05/2024 03:42
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 19/04/2017 18:38

Những lưu ý khi cho trẻ tiêm phòng viêm não Nhật Bản

Viêm não Nhật Bản là bệnh nguy hiểm, do virut gây ra, trẻ em là đối tượng dễ bị nhiễm bệnh. Hiện nay vaccin phòng bệnh này đã có trong chương trình tiêm chủng mở rộng và các cơ sở tiêm vaccin dịch vụ khác. Để phòng bệnh viêm não Nhật Bản cho trẻ, tiêm chủng là biện pháp tốt nhất.

Thời điểm cho trẻ tiêm vaccin viêm não Nhật Bản

Vaccin viêm não Nhật Bản được sử dụng cho trẻ từ 1 tuổi, mũi 1 cách mũi 2 một tuần và mũi 3 cách mũi 2 một năm sau.

Trẻ 16 tháng mà chưa tiêm mũi vaccin viêm não Nhật Bản nào thì cần nhanh chóng cho trẻ đi tiêm vì hiện vẫn là thời điểm trẻ dễ mắc phải căn bệnh này.

nhung-luu-y-khi-cho-tre-tiem-phong-viem-nao-nhat-ban-giadinhonline.vn 1

Khi tiêm phòng viêm não Nhật Bản, trẻ có thể bị sốt nhẹ, đau đầu, mệt mỏi

Trẻ tiêm viêm não Nhật Bản có bị sốt không?

Cũng như các loại văcxin khác, khi tiêm văcxin viêm não Nhật Bản sẽ có một tỷ lệ nhất định người tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản có thể bị tác dụng phụ, cụ thể như sau:

Tại chỗ tiêm có thể bị đau, sưng, đỏ, thường gặp ở 5 – 10% người được tiêm.

Một số ít có phản ứng toàn thân như sốt nhẹ, đau đầu, mệt mỏi.

Sau khi tiêm phòng vắc xin viêm não Nhật Bản, cha mẹ cần theo dõi tiếp trẻ trong vòng 30 phút để phát hiện kịp thời những phản ứng phụ có thể xảy ra.

Cha mẹ bé yên tâm khi có phản ứng phụ sau khi tiêm phòng ở trẻ, vì các phản ứng phụ này chỉ xuất hiện khoảng vài giờ sau khi tiêm và thường tự hết sau 1 – 2 ngày.

Ngoài ra, có một tỷ lệ vô cùng nhỏ (khoảng 1/1 triệu mũi tiêm) có thể gặp choáng (sốc phản vệ) sau khi tiêm trong vòng vài giờ, với trường hợp này cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời.

Lưu ý: Nếu cận ngày tiêm phòng mà trẻ bị sốt, mẹ cần đưa bé đến phòng vắc xin để có thể tư vấn cụ thể hơn.

Những kỹ năng giúp trẻ an toàn khi ở nơi công cộng

Phương Vũ

Tags:
  • Tin liên quan
8.000 trẻ em Việt mắc bệnh tan máu bẩm sinh mỗi năm: 'Đau đầu' bài toán sức khoẻ giống nòi
Phụ nữ sau tuổi 30 kiểm tra ngay 4 điều này để phòng ngừa bệnh tật
Vỡ thai ngoài tử cung do chủ quan: Bác sĩ chuyên khoa nói gì?
Cảnh báo “dọn” bikini quá thường xuyên làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khó chịu tái phát
Thói quen khi tắm khiến phụ nữ mắc bệnh phụ khoa
Quyết sang trời Tây học tập, nữ tiến sĩ hối hận khi ngày trở về không thể sinh con
Căng thẳng làm giảm khả năng mang thai của phụ nữ?
Chuyện 'yêu' ở người cao tuổi: Bao nhiêu là đủ?
Ngân hàng tinh trùng: Giúp nam giới đảm bảo khả năng sinh sản trong tương lai
Vì sao các cặp đôi sắp sinh con đều thích ăn dâu tây?
Nam giới có con ở độ tuổi nào là tốt nhất?
Phát bệnh vì kiêng cữ sau sinh theo tục lệ dân gian
Uống thuốc tránh thai lùi ngày 'đèn đỏ' được không?
Mất hứng “chuyện ấy” sau sinh con
'Kiêng' để dự trữ tinh trùng: Nên không?
Dùng thuốc tiêm tránh thai làm tăng nguy cơ u não gấp 5 lần
Chuyên gia cảnh báo polyp buồng tử cung: Bệnh thường gặp, biến chứng nguy hiểm
Vì sao phụ nữ dễ ốm hơn trong ngày 'đèn đỏ'?
Thói quen ăn uống tưởng chừng vô hại lại gây vô sinh ở phụ nữ
'Chuyện ấy' giảm nhiệt vì... nước hoa
Xem thêm