Thứ ba, 30/04/2024 23:29
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 05/10/2021 14:39

Người dưới 18 tuổi chưa tiêm vaccine nên hạn chế ra ngoài

Bộ Y tế khuyến cáo người dưới 18 tuổi chưa được tiêm vaccine phòng COVID-19 hạn chế ra ngoài khi không thực sự cần thiết.

Liên quan việc đi lại của trẻ em khi một số thành phố mở cửa trở lại, đại diện Bộ Y tế cho hay nếu bắt buộc phải ra đường, trẻ dưới 18 tuổi cần tuân thủ nguyên tắc 5K.

Về chủ trương tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ, Bộ Y tế đã triển khai xây dựng hướng dẫn liên quan việc tiêm chủng cho trẻ từ 5 đến 17 tuổi.

Một đại diện của tổ xây dựng hướng dẫn cho biết, các quy định dựa trên cơ sở tham khảo quy trình triển khai tiêm theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, có sự tổng hợp kinh nghiệm của nước ngoài. Quy trình tiêm chủng cho trẻ em vẫn bao gồm việc khám sàng lọc.

tre khong ra ngoai

Hạn chế ra đường khi không cần thiết (Ảnh minh họa)

Trước đó, tại cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ diễn ra chiều 2/10, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết cơ quan này đã chỉ đạo Cục Y tế dự phòng và Hội đồng Vaccine quốc gia nghiên cứu, bước đầu thống nhất căn cứ từng loại vaccine để tiêm cho trẻ dưới 18 tuổi. Việc này đang được xin ý kiến của các nhà khoa học và cơ quan chuyên môn để ban hành trong thời gian sớm nhất.

Thời gian qua, Bộ Y tế đã làm việc với các công ty cung ứng vaccine, nhà sản xuất để đặt hàng mua vaccine cho năm 2022. Trong đó, cơ quan này dự kiến mua vaccine cho trẻ từ 5 tuổi trở lên.

Tại buổi họp báo thông tin lộ trình thực hiện Chỉ thị 18, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hòa Bình cho biết, thành phố quản lý các trường hợp dưới 18 tuổi bằng khai báo y tế. Ngoài ra, theo lộ trình mở cửa, học sinh TP.HCM vẫn tiếp tục học trực tuyến nên chưa phải đến trường. Do đó, Phó chủ tịch UBND TP.HCM khuyến cáo nếu không có việc cần thiết, nhóm này không nên ra đường.

“Hiện Bộ Y tế chưa có quy định, hướng dẫn tiêm vaccine cho người dưới 18 tuổi. Trẻ em là tài sản của quốc gia. Do vậy, các gia đình không để trẻ tự ý ra đường, ảnh hưởng đến sức khỏe”, ông Lê Hòa Bình nói.

Về vấn đề tiêm vaccine, bác sĩ Trương Hữu Khanh, nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho rằng, giai đoạn này phụ huynh không nên nôn nóng, vượt rào để tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ nhỏ. Vaccine phòng COVID-19 có thời gian nghiên cứu khá nhanh và vẫn còn khá mới, vì vậy việc tiêm chủng cho trẻ em cần được cân nhắc thận trọng.

"Vaccine phòng bệnh từ trước đến nay thường nghiên cứu tiêm chủng trên đối tượng là trẻ em. Nhưng với vaccine COVID-19 thì nghiên cứu tiêm cho người trưởng thành. Việc tiêm vaccine cho trẻ em cần được cân nhắc dựa trên yếu tố bao gồm công nghệ sản xuất, số liệu nghiên cứu", bác sĩ Khanh nói.

Thúy Ngà  
Mỗi tối ăn 1 tép tỏi, điều kỳ diệu gì xảy ra với cơ thể bạn?
Tưởng bị viêm khớp, đi khám phát hiện ra hội chứng ống cổ tay
Mặt biến dạng sau 3 ngày cắt môi hình trái tim
Cách cải thiện mề đay mẩn ngứa từ cây nhà lá vườn
Áo chống nắng dày hay mỏng chống tia UV tốt hơn?
Ngủ bên chồng, mơ làm 'chuyện ấy'... với kẻ lạ
Rách hậu môn, thủng trực tràng do đạp xe
Tin tưởng bạn trai, cô gái sốc khi gặp phải bệnh khó nói
Sai lầm khi bật quạt mùa hè có thể gây đột quỵ
Đi bộ 11 phút mỗi ngày tăng tuổi thọ, giảm nguy cơ tử vong sớm
Liên tiếp trẻ bị đuối nước, bác sĩ cảnh báo an toàn trong kỳ nghỉ dài
6 bí quyết cân bằng nội tiết tố tự nhiên, không cần thuốc
Cảm giác nôn nao khi đói là dấu hiệu của bệnh gì?
Hình dạng khuôn mặt tiết lộ tính cách gì của bạn?
Người phụ nữ đột quỵ sau khi làm “chuyện ấy”
Giá đỗ có thực sự giúp sung sức trong 'cuộc yêu''?
Vì sao tập thể dục thường xuyên vẫn tăng cân vù vù?
Bé trai 3 tuổi ngộ độc chì nguy kịch sau khi uống thuốc nam
Bổ sung chất xơ đúng cách tránh đầy hơi, chuột rút
Hà Nội vào đỉnh dịch tay chân miệng: Chuyên gia chỉ dấu hiệu không nên chủ quan
Xem thêm