Thứ tư, 24/04/2024 23:46
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 28/03/2022 14:28

Lầm tưởng da nổi mụn, thâm sạm do Covid-19 nhưng đây mới là nguyên nhân thực sự

Hậu Covid-19, nhiều người gặp phải tình trạng nổi mụn, da thâm sạm,... và cho rằng đây là hệ lụy do dịch bệnh này để lại. Vậy thực hư vấn đề này thế nào?

Da xấu, nổi mụn, thâm sạm không phải do Covid-19

Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần, mà hậu Covid-19 còn khiến nhiều người rơi vào tình trạng nổi mụn, da đổ nhiều dầu, thâm sạm và mẩn ngứa,…

Tuy nhiên, các chuyên gia về da liễu cho rằng tình trạng da xấu, nổi mụn, thâm sạm không do Covid-19 hay hậu Covid-19.

cam-nang-lam-dep-da-mat-sam-den-la-benh-gi-0-330

Da xấu, nổi mụn, thâm sạm không do Covid-19 hay hậu Covid-19 (Ảnh minh họa)

Bác sĩ da liễu Trần Đức Huynh, thành viên Nhóm Bác sĩ quân y hỗ trợ chăm sóc điều trị F0 tại nhà cho hay, khi mắc Covid-19 và phải cách ly, điều trị một thời gian, nhiều người dễ có tâm lý stress hoặc tình trạng mất ngủ, ngủ muộn, sinh hoạt không điều độ. Đây là những yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết cấu da, nội tiết tố, gây nên các vấn đề da nổi mụn, thâm sạm.

Bên cạnh đó, một số F0 tự mua các thuốc điều trị không rõ nguồn gốc, thành phần; các thuốc được “người quen mách là tốt” và sử dụng bừa bãi, không theo kê đơn. Điều này có thể dẫn đến hệ lụy là men gan tăng cao, tổn thương gan.

Trên thực tế, bác sĩ Huynh đã từng tiếp nhận thăm khám cho rất nhiều bệnh nhân sau khỏi Covid-19. Có tới 10 - 20% khi xét nghiệm phát hiện men gan tăng rất cao, nguyên nhân do dùng thuốc không theo hướng dẫn.

“Thuốc điều trị nếu dùng một cách bừa bãi như vậy rất dễ ảnh hưởng đến gan thận. Có thể hiểu chúng là cơ quan tổng hòa, như một “nhà máy lọc” giúp loại bỏ các độc tố, chất thải. Gan thận nếu bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến da, gây các tình trạng nổi mụn, mẩn ngứa,…”, bác sĩ Huynh thông tin.

da-mun

Tâm lý stress, mất ngủ, sinh hoạt không điều độ,... là những yếu tố gây nên da mụn, thâm sạm (Ảnh minh họa)

Đồng tình với quan điểm của bác sĩ Huynh, bác sĩ Hoàng Văn Tâm, Phó Trưởng Khoa Điều trị nội trú ban ngày, Bệnh viện Da liễu Trung ương đưa ra một số nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng này.

Thứ nhất, có thể do người bệnh suy nghĩ quá nhiều, stress khi mắc bệnh, ngủ ít, mất ngủ.

Thứ hai, việc tắm rửa, chăm sóc da mặt không được thực hiện chu đáo, kỹ lưỡng. Những yếu tố này có thể làm khởi phát mụn và làm tình trạng mụn nặng nề hơn.

“Đây đều là những nguyên nhân rất thông thường trong cuộc sống, không phải riêng khi mắc Covid-19”, bác sĩ Hoàng Văn Tâm khẳng định.

Theo bác sĩ Tâm, thực tế các vấn đề về da nếu chỉ do stress, mất ngủ,… không quá nghiêm trọng. Bệnh nhân chỉ cần thay đổi lối sống khoa học hơn, chăm sóc da đầy đủ, da sẽ dần trở lại bình thường.

Những việc cần làm để khắc phục tình trạng mụn trên da

Các bác sĩ cho biết, nếu “da xấu” do các yếu tố stress, mất ngủ, bạn có thể dần cải thiện bằng việc sinh hoạt điều độ trở lại, giữ tinh thần thoải mái, giảm bớt căng thẳng; kết hợp các phương pháp chăm sóc da như thường ngày. Tuy nhiên, nếu da nổi mụn do nhiễm độc gan, bạn cần tới cơ sở y tế thăm khám sớm để được tư vấn, điều trị kịp thời.

Trường hợp tình trạng nhiễm độc nặng, men gan tăng gấp 4 - 5 lần bình thường, bác sĩ sẽ chỉ định giải độc gan, có thể truyền thuốc giải độc gan. Trường hợp bị nhẹ hơn, men gan chỉ tăng nhẹ, bạn có thể dùng thuốc bổ gan thông thường bằng đường uống.

Bác sĩ khuyến cáo, khi da xuất hiện các tình trạng bất thường sau thời gian điều trị Covid-19 như nổi mụn, mẩn ngứa, ngoài quan sát các dấu hiệu bên ngoài, bạn nên “lắng nghe” cơ thể. Nếu “da xấu" kết hợp mệt mỏi kéo dài, chán ăn uống, người uể oải… bạn có thể gặp các nguy cơ về tổn thương gan, cần chuyên gia y tế tư vấn. Nhưng nếu cơ thể vẫn khỏe mạnh, ăn ngủ tốt thì có thể bạn chỉ bị ảnh hưởng bởi stress, mất ngủ.

Theo bác sĩ Huynh, để da luôn khỏe mạnh, khi mắc Covid-19, bạn cần giữ tâm lý bình tĩnh, thoải mái; không tự mua, dùng thuốc bừa bãi mà nên nhờ các bác sĩ tư vấn, kê đơn. Việc sử dụng thực phẩm chức năng, vitamin cũng cần lưu ý lựa chọn sản phẩm rõ nguồn gốc, đảm bảo chất lượng và dùng đúng liều lượng được hướng dẫn.

Ngoài ra, nên ngủ nghỉ đúng giờ, sinh hoạt điều độ, ăn đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau và hoa quả, uống nhiều nước, tránh các thực phẩm có hại có sức khỏe. Đồng thời, tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe.

-->> Có nên quan hệ tình dục khi đang mắc Covid-19 không?

Thúy Ngà  
Từ vụ bé gái 5 tuổi bị chó dữ tấn công: Phòng tránh nguy cơ cho trẻ bằng cách nào?
Chuyên gia đưa 3 khuyến cáo giúp phòng chống cúm A/H5N1
Bác sĩ hướng dẫn cách giúp trẻ thoát hiểm khi hóc dị vật đường thở
Miền Bắc trở lạnh, bác sĩ chuyên khoa lưu ý gì về bệnh viêm đường hô hấp cấp ở trẻ nhỏ?
Cảnh báo 4 bệnh trẻ nhỏ thường mắc vào dịp đầu năm
Học cách sống chung với bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Dấu hiệu đặc trưng và cách phòng ngừa ngộ độc thực phẩm ngày Tết
Nữ sinh viên năm nhất vô tình phát hiện buồng trứng đa nang, bác sĩ đưa lời cảnh báo
Gia tăng người nhập viện do bệnh tim mạch: Phòng tránh thế nào khi trời trở lạnh?
Người già và trẻ nhỏ mắc cúm A tăng đột biến: Dấu hiệu nào nhận biết, phòng bệnh thế nào?
Mỏi mắt tìm sữa chuẩn cho con, hợp túi tiền cho mẹ
Vì sao chơi thể thao khi trời lạnh dễ bị đột quỵ?
Báo động ngộ độc thuốc lá điện tử, bác sĩ đề xuất cấm khẩn cấp
Nguy cơ sâu răng sớm ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị nhanh phục hồi
Hệ thống tiêm chủng VNVC được vinh danh uy tín nhất 2023
Cha mẹ thường ép trẻ đi tất khi ngủ nhưng lại không hay biết sự thật này
Viêm loét da vì tự ý mua thuốc điều trị kiến ba khoang
Gia tăng 20 - 30%, làm gì để tránh đột quỵ khi trời trở lạnh?
Báo động trẻ bị ngộ độc thuốc và hóa chất tại nhà: Phòng thế nào, xử lý ra sao?
Ăn bao nhiêu thịt mỗi ngày để tốt cho sức khỏe?
Xem thêm