Thứ sáu, 10/05/2024 18:38
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 19/07/2021 14:00

Đái tháo đường: Cẩn thận tăng hạ đường huyết, kiệt sức do nắng nóng ngày hè

Trong những ngày hè nóng bức, người bệnh đái tháo đường sẽ có nguy cơ cao gặp phải các vấn đề như đường huyết tăng hoặc hạ thấp thất thường, kiệt sức do nhiệt… Phân biệt rõ được các tình trạng này sẽ giúp bạn có hướng xử lý phù hợp, nhanh chóng nhất.

Trong nhiều trường hợp, các triệu chứng tăng đường huyết, hạ đường huyết cũng như triệu chứng kiệt sức do nhiệt có thể khá tương đồng nhau. Tuy nhiên, mỗi tình trạng lại cần có hướng xử trí khác nhau. Do đó, người bệnh đái tháo đường nên chú ý phân biệt các triệu chứng cảnh báo tăng, hạ đường huyết, kiệt sức do nhiệt để có hướng xử trí nhanh chóng nhất.

Kiệt sức do nhiệt

Trong những ngày nóng bức, cơ thể cũng có thể trở nên quá nóng, đặc biệt nếu bạn ở ngoài trời trong khoảng thời gian dài. Điều này gây ra tình trạng kiệt sức do nhiệt. Các triệu chứng cảnh báo tình trạng này bao gồm: Hạ huyết áp, choáng ngất, đổ nhiều mồ hôi, chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, nhịp tim nhanh và yếu, chuột rút, da ẩm hoặc mát (ngay cả khi nhiệt độ ngoài trời rất cao)…

Empty

Người bệnh đái tháo đường cần cẩn thận với tình trạng kiệt sức do nhiệt (Ảnh minh họa)

Dù kiệt sức do nhiệt không nghiêm trọng bằng say nắng (sốc nhiệt), nhưng tình trạng này có thể dẫn tới say nắng. Do đó, người bệnh đái tháo đường không nên bỏ qua các triệu chứng trên.

Hạ đường huyết

Hạ đường huyết xảy ra khi lượng đường trong máu hạ thấp bất thường, cụ thể là dưới 70mg/dL. Đặc biệt, trong những ngày Hè nóng nực, người bệnh đái tháo đường sẽ dễ bị hạ đường huyết do quá trình trao đổi chất có xu hướng tăng cao trong những ngày nóng, từ đó làm tăng độ nhạy insulin của cơ thể.

Empty

Ảnh minh họa

Khi bị hạ đường huyết, người bệnh đái tháo đường có thể bị bối rối, mờ mắt, đi kèm với các triệu chứng khác như: Lo lắng, đổ mồ hôi, run tay chân, đánh trống ngực.

Trong trường hợp hạ đường huyết nghiêm trọng, người bệnh đái tháo đường còn có thể bị bất tỉnh. Do đó, trong những ngày Hè, bạn nên mang theo viên đường, kẹo, sữa hoặc các món ăn nhẹ giàu carbohydrate khác để ăn ngay khi thấy có các triệu chứng hạ đường huyết.

Tăng đường huyết

Tăng đường huyết có thể xảy ra khi lượng đường huyết tăng lên quá cao. Tình trạng này thường xảy ra khi cơ thể không có đủ insulin hoặc không sử dụng insulin một cách hiệu quả. Người bệnh đái tháo đường có thể bị tăng đường huyết khi lượng đường trong máu vượt quá ngưỡng 180mg/dL sau khi ăn, hoặc vượt quá 130mg/dL trước khi ăn.

tieu duong 4

Ảnh minh họa

Những dấu hiệu phổ biến cảnh báo tăng đường huyết bao gồm: Thấy khát, mệt mỏi quá mức, đi tiểu thường xuyên hơn… Tuy nhiên, thấy khát và mệt mỏi có thể do bạn bị mất nước, thiếu nước trong ngày Hè. Do đó, người bệnh đái tháo đường nên chú ý uống đủ nước, kiểm tra đường huyết thường xuyên hơn để kiểm soát bệnh hiệu quả.

Đâu là trường hợp khẩn cấp?

Nếu nhận thấy các dấu hiệu cảnh báo mình đang bị mất nước, kiệt sức do nhiệt, bạn nên dừng ngay việc mình đang làm và di chuyển tới nơi mát mẻ, uống nước cũng như kiểm tra đường huyết.

Nếu lượng đường huyết giảm xuống dưới 70mg/dL, hãy áp dụng ngay quy tắc 15 - 15 do Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ đề xuất. Theo đó, người bệnh đái tháo đường nên bổ sung ngay 15gr carbohydrate để tăng đường huyết, sau đó đợi 15 phút rồi kiểm tra lại chỉ số đường huyết của bạn. Lặp lại như vậy (nếu cần) cho tới khi đường huyết trở lại ngưỡng bình thường.

Trong trường hợp đường huyết tăng cao, người bệnh đái tháo đường có thể cần tiêm insulin tác dụng nhanh theo hướng dẫn của bác sỹ. Bạn cũng cần đi cấp cứu trong trường hợp đường huyết tăng cao nghiêm trọng vì điều này có thể gây biến chứng nhiễm toan ceton do đái tháo đường.

-> Dấu hiệu của bệnh đái tháo đường, những ai có thể mắc bệnh?

Xem thêm: Thói quen tốt cho tim mạch (Nguồn: Zing)

Ánh Dương (Nguồn: Healthline)  
Giải pháp cải thiện ù tai, nghe kém ở người cao tuổi từ thảo dược
Người Việt thích thưởng trà nhưng đa số mắc 3 sai lầm tai hại
Mùa hè nóng nực ăn kem mỗi ngày có tốt không?
Không còn khàn tiếng, u xơ dây thanh quản nhờ bí quyết thảo dược
7 triệu chứng cholesterol cao thường bị bỏ qua ở phụ nữ tuổi 40
1 người chết, 18 người nhập viện sau khi ăn cỗ ở Thái Bình: Bác sĩ chỉ món khoái khẩu mang ổ bệnh
Không một giọt rượu bia vẫn 'dính' nồng độ cồn do hội chứng kỳ lạ hiếm người gặp
8 lợi ích bất ngờ từ việc ôm đối phương
Dưa hấu và dưa lưới: Ăn loại nào tốt hơn, bao nhiêu là đủ?
Ăn yến sào hàng ngày được không, nên ăn thế nào cho tốt?
Bí quyết hết nặng ngực, đau nhói tim do suy tim
Lạm dụng đồ uống có đường nhân tạo tăng 20% nguy cơ mắc bệnh tim
Quý ông mất bản lĩnh do... thể thao
Cơ thể con người chịu đựng được mức nhiệt bao nhiêu?
Dấu hiệu của bệnh suy nhược thần kinh mà 99% bị bỏ qua
Phút dại dột sau mâu thuẫn gia đình
Nữ bệnh nhân 17 tuổi suýt chết do biến chứng thủy đậu
30 tuổi không chịu lập gia đình, mẹ đưa vào viện tâm thần phát hiện điều không ngờ
Khám miễn phí cho trẻ đặc biệt nhân Tháng Tự kỷ Thế giới
Điều gì xảy ra với cơ thể khi luôn ăn tối trước 19h?
Xem thêm