Thứ bảy, 27/04/2024 14:58
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 20/02/2024 14:57

Chương trình tư vấn: Kiểm soát hiệu quả đau do lạc nội mạc tử cung giúp cuộc sống trọn vẹn mỗi ngày

Trung bình, cứ 10 phụ nữ ở độ tuổi sinh sản thì có 1 người có lạc nội mạc tử cung. Việc chủ động kiểm soát tốt bệnh là yếu tố quan trọng để người phụ nữ có thể quay trở lại cuộc sống khoẻ mạnh.

Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (BV ĐHYD TP.HCM) từng tiếp nhận điều trị trường hợp người bệnh T.T.M (35 tuổi, ngụ tại Long An). Chị M. đến bệnh viện khám sức khoẻ định kỳ theo chu kỳ mỗi 6 tháng/lần. Với tình trạng đau bụng mỗi khi hành kinh cộng thêm chu kỳ kinh ngắn, chị M. được chẩn đoán bị lạc nội mạc tử cung.

Ở trường hợp này, bác sĩ chỉ định một số loại thuốc phù hợp để người bệnh giảm đau, giảm viêm. Sau 6 tháng tái khám, chị M. chia sẻ đã giảm đau đáng kể mỗi khi hành kinh, hiện chị M. tiếp tục uống thuốc theo chỉ định và tái khám định kỳ.

Lạc nội mạc tử cung và cách điều trị

h1

TS BS. Trần Nhật Thăng - Trưởng khoa Phụ sản BV ĐHYD TP.HCM cho biết, trong lòng tử cung có một lớp niêm mạc lót bên trong. Niêm mạc này khi bong tróc sẽ tạo ra kinh nguyệt.

Trong trường hợp những mảnh niêm mạc bong tróc và phát triển ngoài vị trí bình thường, đó chính là lạc nội mạc tử cung.

Các niêm mạc này có thể phát triển ở những vị trí xung quanh tử cung, xung quanh 2 buồng trứng, sâu xuống nơi liên kết giữa ruột già và tử cung. Vì vậy tình trạng đau của mỗi người sẽ không giống nhau khi cùng mắc bệnh.

Lạc nội mạc tử cung tuy không phải là bệnh lý ác tính nhưng gây ra nhiều ảnh hưởng lâu dài đối với sức khoẻ và tinh thần.

Cụ thể, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng: đau trong kỳ kinh nguyệt, ám ảnh tâm lý, stress mãn tính mỗi khi đến kỳ hành kinh, đau khi quan hệ tình dục, khó chịu khi đại tiện hoặc tiểu tiện,…

Nhiều người quan niệm rằng những cơn đau này sẽ biến mất khi lập gia đình hoặc sinh con, vì thế dễ dẫn đến tâm lý xem nhẹ bệnh, đến khi phát hiện thì bệnh đã có thể ảnh hưởng khả năng sinh sản.

Về phương pháp điều trị, những trường hợp được chỉ định áp dụng gồm: nang ở buồng trứng có kích thước lớn, bị vỡ, hoặc gây ảnh hưởng đến quá trình lấy noãn trong khi điều trị hiếm muộn...

Còn với những trường hợp nhẹ hơn như: đau vùng chậu một cách dữ dội nhưng chưa xuất hiện nang lớn gây ảnh hưởng đến quá trình theo dõi bệnh, người đang điều trị hiếm muộn không thích hợp để điều trị ngoại khoa,... thì phương pháp nội khoa sẽ được áp dụng.

Với sự phát triển của y học hiện đại, ngày càng có nhiều loại thuốc ít tác dụng phụ và được chứng minh an toàn khi sử dụng lâu dài.

Ngoài ra, người bệnh còn có thể được điều trị bằng phương pháp nội tiết phóng thích chậm bằng dụng cụ đặt trong buồng tử cung.

Quản lý tốt bệnh lạc nội mạc tử cung

Với phụ nữ đang trong quá trình điều trị lạc nội mạc tử cung, nên cân bằng cuộc sống bằng cách tập luyện thể dục thường xuyên, kiểm soát stress, mất ngủ, không sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá... Trong trường hợp tập luyện gây đau, người bệnh nên chuyển sang bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga để cảm thấy thoải mái hơn.

Đặc biệt, việc thăm khám phụ khoa ít nhất 1 lần mỗi năm là vô cùng cần thiết. Ở những lần thăm khám này, người bệnh cần chia sẻ những thắc mắc về đau trong kỳ kinh nguyệt, mức độ đau trong khi quan hệ, kế hoạch có con... để bác sĩ có thể hiểu rõ tình trạng và định hướng giải pháp điều trị phù hợp.

Bằng việc kết hợp giữa tuân thủ điều trị, thay đổi lối sống, giữ tinh thần lạc quan, người bệnh có thể quản lý tốt bệnh lạc nội mạc tử cung để sớm quay trở lại cuộc sống bình thường và duy trì hiệu quả điều trị.

h2

Nhằm giúp chị em phụ nữ thấu hiểu về bệnh lạc nội mạc tử cung để thăm khám, phát hiện và điều trị sớm, Trung tâm Truyền thông phối hợp cùng Khoa Phụ sản BV ĐHYD TP.HCM với sự đồng hành của Công ty Bayer Việt Nam thực hiện chương trình tư vấn “Kiểm soát hiệu quả đau do lạc nội mạc tử cung - giúp cuộc sống trọn vẹn mỗi ngày”, theo dõi tại: https://bit.ly/daudolacnoimactucung

Với những chị em đang theo dõi điều trị, những chia sẻ của bác sĩ đã giúp người bệnh theo dõi và tuân thủ điều trị tốt hơn, giảm được những ảnh hưởng từ bệnh lý này đến chất lượng cuộc sống.

Đông Hường  
Cảnh báo “dọn” bikini quá thường xuyên làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khó chịu tái phát
Thói quen khi tắm khiến phụ nữ mắc bệnh phụ khoa
Quyết sang trời Tây học tập, nữ tiến sĩ hối hận khi ngày trở về không thể sinh con
Căng thẳng làm giảm khả năng mang thai của phụ nữ?
Chuyện 'yêu' ở người cao tuổi: Bao nhiêu là đủ?
Ngân hàng tinh trùng: Giúp nam giới đảm bảo khả năng sinh sản trong tương lai
Vì sao các cặp đôi sắp sinh con đều thích ăn dâu tây?
Nam giới có con ở độ tuổi nào là tốt nhất?
Phát bệnh vì kiêng cữ sau sinh theo tục lệ dân gian
Uống thuốc tránh thai lùi ngày 'đèn đỏ' được không?
Mất hứng “chuyện ấy” sau sinh con
'Kiêng' để dự trữ tinh trùng: Nên không?
Dùng thuốc tiêm tránh thai làm tăng nguy cơ u não gấp 5 lần
Chuyên gia cảnh báo polyp buồng tử cung: Bệnh thường gặp, biến chứng nguy hiểm
Vì sao phụ nữ dễ ốm hơn trong ngày 'đèn đỏ'?
Thói quen ăn uống tưởng chừng vô hại lại gây vô sinh ở phụ nữ
'Chuyện ấy' giảm nhiệt vì... nước hoa
Độ tuổi nào hết ham muốn tình dục?
Tiền sản giật khi mang thai nguy hiểm thế nào, điều trị ra sao?
Bi hài bí kíp “săn rồng vàng”
Xem thêm