Thứ bảy, 27/04/2024 07:50
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 31/05/2019 08:30

Bể bơi công cộng chứa vi khuẩn gây viêm nhiễm bệnh tai mũi họng

Các vi khuẩn gây hại và chất cyanogen chloride được tìm thấy trong nước bể bơi là nguyên nhân chính gây bệnh viêm nhiễm tai mũi họng khi đi bơi ở bể bơi công cộng.

Vì sao đi bơi ở bể bơi công cộng lại dễ bị viêm nhiễm tai mũi họng?

Bơi lội là một hoạt động thể thao rất tốt cho sức khỏe và giúp chúng ta giữ dìn vóc dáng. Đây cũng là một thú vui không thể thiếu trong ngày hè oi ả. Tuy nhiên việc bơi ở các bể bơi công cộng không đảm bảo vệ sinh rất có thể bạn sẽ mắc phải những căn bệnh nguy hiểm. Trong đó có bệnh viêm nhiễm tai mũi họng là bệnh khá phổ biến và thường gặp đối với những người thường hay bơi ở bể bơi công cộng.

Trong sinh hoạt hàng ngày các cơ quan tai, mũi, họng được xem là cửa ngõ tiếp xúc trực tiếp với môi tường bên ngoài và chịu ảnh hưởng đầu tiên của các nguồn bệnh. Chính vì thế khi đi bơi ở bể bơi công cộng phải tiếp xúc với nước ở bể bơi trong thời gian lâu rất dễ viêm nhiễm tai mũi họng.

be boi cong cong chua vi khuan gay benh viem nhiem tai mui hong giadinhvietnam

Nguy cơ viêm nhiễm bệnh tai mũi họng rất cao khi bơi ở bể bơi công cộng (Ảnh minh họa)

Đối với bể bơi quá đông người hoặc lâu ngày không thay nước sẽ tích tụ mồ hôi, nước tiểu tạo điểu kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, nấm độc hại phát triển, đặc biệt là chất cyanogen chloride, nguyên nhân hàng đầu gây bệnh viêm nhiễm tai mũi họng ở bể bơi. Khi chất này đi vào tai sẽ hủy hoại chất bảo vệ ống tai, giúp cho vi khuẩn xâm nhập dễ dàng hơn gây nên bệnh viêm ống tai ngoài. Không những thế, khi bơi các chất gây hại theo nước đi vào mũi sẽ làm tăng tiết dịch gây viêm mũi, viêm xoang, ở trẻ em có thể gây kích thích dẫn đến hiện tượng tắc vòi nhĩ và viêm tai giữa. Ngoài ra, trong lúc bơi vô tình chúng ta có thể uống phải nước hoặc sặc nước ở bể bơi đưa vi khuẩn, nấm mốc trực tiếp vào họng rất dễ bị rát họng và viêm họng.

Làm thế nào để phòng tránh bệnh tai mũi họng khi bơi ở bể bơi công cộng?

Để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm tai mũi họng khi đi bơi ở bể bơi cộng cộng bạn nên chọn những bể bơi đảm bảo an toàn vệ sinh, tránh những bể bơi quá đông người. Khi đi bơi cần trang bị thêm cho mình nút bịt tai để hạn chế nước bể bơi vào tai và nên hạn chế tối đa tình trạng sặc nước, nước lọt vào mũi họng.

Bên cạnh đó, khi tắm bơi xong ở bể bơi, bạn nên xì mũi nhẹ sau đó dùng nước nuối sinh lí để rửa sạch mũi và súc miệng, không nên dùng tăm bông để ngoáy tai vì sẽ càng tạo điều kiện cho vi khuẩn đi sâu vào trong tai gây viêm nhiễm tai. Lưu ý, đối với những người bị viêm nhiễm tai mũi họng tuyệt đối không nên bơi ở bể bơi công cộng vì như thế sẽ khiến bệnh thêm nặng hơn và gây những biến chứng khôn lường.

->Viêm tiết niệu sau khi bơi ở bể bơi công cộng

Xem thêm: Khoảnh khắc bé yêu bơi lội khiến nhiều người thích thú

Huyền Trần (T/H)  
6 bí quyết cân bằng nội tiết tố tự nhiên, không cần thuốc
Cảm giác nôn nao khi đói là dấu hiệu của bệnh gì?
Hình dạng khuôn mặt tiết lộ tính cách gì của bạn?
Cách cung cấp collagen từ bên trong bằng thực phẩm ít tiền
Người phụ nữ đột quỵ sau khi làm “chuyện ấy”
'Búp bê sống' Bé Quyên sở hữu gu thời trang thanh lịch nhưng quý phái
Giá đỗ có thực sự giúp sung sức trong 'cuộc yêu''?
Vì sao tập thể dục thường xuyên vẫn tăng cân vù vù?
Bé trai 3 tuổi ngộ độc chì nguy kịch sau khi uống thuốc nam
Bổ sung chất xơ đúng cách tránh đầy hơi, chuột rút
Hà Nội vào đỉnh dịch tay chân miệng: Chuyên gia chỉ dấu hiệu không nên chủ quan
Xịt khoáng đem lại vô vàn lợi ích cho da nhưng 80% chị em bỏ quên
Mắc Covid-19 liên tục trong 613 ngày
Cô đơn làm tăng 50% nguy cơ mất trí nhớ
Bị ù tai, vo ve trong tai: Điều trị bằng cách nào?
Bất thường ở tim có thể là dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt
Sai lầm khi làm đẹp mà 80% các chị em đều mắc phải, khiến da nổi mụn và lão hóa nhanh chóng
Sai lầm dưỡng da mùa hè khiến da “xuống cấp không phanh”
Nha Khoa quốc tế Amber cam kết bảo hành hơn 10 năm răng sứ thẩm mỹ
5 bí quyết giữ nhan sắc gây thương nhớ của Thư Kỳ ở tuổi U50
Xem thêm