Thứ hai, 29/04/2024 03:37
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 06/11/2014 08:29

Ăn chay trường vẫn có thế bị bệnh mỡ trong máu

Mỡ máu cao thực chất là bệnh rối loạn chuyển hóa lipid máu (mỡ). Bệnh không chỉ gặp ở người thừa cân, cao tuổi mà thực tế ngay cả người gầy, trẻ tuổi hay những người ăn chay trường cũng có nguy cơ mắc máu nhiễm mỡ rất cao.

Cần thường xuyên kiểm tra

Theo Phó GS - TS, Bác sĩ Nguyễn Hoài Nam, giảng viên Đại học Y Dược TP HCM: Rối loạn mỡ máu hay còn gọi là tăng mỡ trong máu, cũng có thể hiểu tăng cholesterol trong máu là bệnh lý có tăng thành phần mỡ gây tác hại và giảm thành phần mỡ bảo vệ cho cơ thể; đồng thời đây là nguy cơ chính dẫn đến cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch...

an-chay-truong-van-co-the-bi-benh-mo-trong-mau-giadinhonline.vn 1

Bệnh máu nhiễm mỡ là nguy cơ chính dẫn đến cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch... Vì thế mỗi người cần thường xuyên kiểm tra để phòng tránh

Khi xét nghiệm mỡ máu, 4 chỉ số quan trọng cần được quan tâm, đó là: cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol (LDL-c), HDL-cholesterol (HDL-c) và triglyceride. Cholesterol và triglyceride được mang đi trong máu nhờ kết hợp với một chất có tên là lipoprotein là HDL và LDL.

Cholesterol kết hợp với LDL (được ký hiệu là LDL-c) là dạng cholesterol khi dư thừa sẽ gây hại cho cơ thể. Chúng vận chuyển cholesterol vào trong máu, lắng đọng vào thành mạch máu và là yếu tố chủ chốt hình thành mảng xơ vữa động mạch.

Cholesterol kết hợp với HDL (được ký hiệu là HDL-c) là một dạng cholesterol có lợi cho cơ thể. HDL-c chống lại quá trình xơ mỡ động mạch bằng cách mang cholesterol dư thừa ứ đọng từ trong thành mạch máu trở về gan.

Như vậy, muốn phát hiện sớm cần làm những xét nghiệm đầy đủ để đánh giá tình trạng mỡ trong máu. Trong bốn thành phần xét nghiệm có đến ba thành phần dư thừa sẽ gây hại là cholesterol toàn phần, LDL-Cholesterol và triglyceride; chỉ có một thành phần giúp bảo vệ là HD- cholesterol.

Khi xem kết quả xét nghiệm cần lưu ý sự cân bằng giữa thành phần bảo vệ HDL-c và thành phần gây hại LDL-c. Nếu thành phần gây hại cao và thành phần bảo vệ thấp thì việc điều trị tình trạng rối loạn mỡ máu không thể chậm trễ.

Khi có sự bất thường ở bất cứ thành phần mỡ máu nào thì đó đã là rối loạn mỡ máu. Ngoài ra, cũng cần lưu ý đến các yếu tố liên quan như: tuổi, bệnh tim mạch, cao huyết áp hay tiểu đường đi kèm…

an-chay-truong-van-co-the-bi-benh-mo-trong-mau-giadinhonline.vn 2

Bảng phân tích trị số mỡ máu dùng để đối chiếu, đánh giá về tình trạng bệnh.

Ăn chay trường lâu năm vẫn bị bệnh mỡ trong máu

"Một thực tế là nhiều người không ăn mỡ, trứng, người ăn chay trường lâu năm hoặc người gầy… vẫn bị rối loạn mỡ máu", Phó GS - TS, Bác sĩ Nguyễn Hoài Nam chia sẻ.

Điều tưởng như vô lý này là do cholesterol có 2 nguồn gốc: từ thức ăn hàng ngày trong thịt, mỡ, trứng... chỉ chiếm 20% nhu cầu cholesterol trong cơ thể; còn lại, 80% lượng cholesterol là do gan tự tổng hợp từ đường, đạm.

Khi cơ thể suy yếu, receptor tế bào giảm hoạt động gây hạn chế hấp thụ cholesterol. Vì thế, dù không ăn mỡ, nhiều người vẫn gặp phải rối loạn mỡ máu.

Các nghiên cứu đã chứng minh, giải quyết được rối loạn mỡ trong máu là cần thiết để hạn chế tai biến mạch vành tim, tai biến mạch máu não và giảm tỷ lệ tử vong do biến chứng mạch máu.

2 phương pháp điều trị rối loạn mỡ máu hiện nay gồm: điều trị không dùng thuốc và điều trị có dùng thuốc. Trong đó, điều trị không dùng thuốc tức là chỉ thực hiện lối sống lành mạnh như ngừng hút thuốc lá, không uống quá nhiều rượu bia, thay đổi thói quen ăn uống, và chăm chỉ luyện tập thể thao. Nếu thực hiện tốt có thể giảm được 15%-20% cholesterol toàn phần.

an-chay-truong-van-co-the-bi-benh-mo-trong-mau-giadinhonline.vn 3

Người ăn chay trường lâu năm vẫn có thể bị mắc bệnh mỡ trong máu. Vì thế cần thường xuyên khám và có chế độ ăn uống hợp lý

Biện pháp điều trị có dùng thuốc sẽ được áp dụng sau khi áp dụng chế độ điều trị không dùng thuốc trong 3 - 6 tháng mà vẫn hiệu quả. Các loại thuốc hạ mỡ máu có thể gây nhiều tác dụng phụ nên người bệnh nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ.

Theo các chuyên gia tim mạch, khi cơ thể đã xảy ra vấn đề rối loạn mỡ máu nên có kế hoạch lâu dài. Trước hết cần ngừng hút thuốc lá, hạn chế bia rượu, tránh thực phẩm có nhiều chất béo, cholesterol; tập thể dục thể thao đều đặn.

Bên cạnh đó, có thể sử dụng các thảo dược từ thiên nhiên để giúp điều hòa cholesterol và kiểm soát mỡ máu như GDL-5 để ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh.

Theo Tổ chức Sức khỏe Thế giới, nếu cholesterol toàn phần giảm 23mg% sẽ giúp giảm 20%-54% nguy cơ bệnh tim mạch. Còn nếu HDL-c tăng 1,2 mg% thì giảm được 3% nguy cơ bệnh tim mạch.

Từ các điều trên, mỗi người cần điều chỉnh chế độ ăn thích hợp, hạn chế rượu bia, uống nhiều nước và đặc biệt là tập thể dục hàng ngày. Thường xuyên đi kiểm tra và thực hiện chế độ dinh dưỡng theo lời khuyên của các bác sĩ.

Minh Thiện

Tags:
  • Tin liên quan
Gợi ý 5 kiểu váy như nàng thơ 'check in' sống ảo dịp lễ 30/4
Rách hậu môn, thủng trực tràng do đạp xe
Tin tưởng bạn trai, cô gái sốc khi gặp phải bệnh khó nói
Sai lầm khi bật quạt mùa hè có thể gây đột quỵ
Những tác hại tiềm ẩn khi sử dụng kem chống nắng hàng ngày
Đi bộ 11 phút mỗi ngày tăng tuổi thọ, giảm nguy cơ tử vong sớm
Thời trang 'hack' tuổi và tôn dáng đỉnh cao của Bảo Anh
Liên tiếp trẻ bị đuối nước, bác sĩ cảnh báo an toàn trong kỳ nghỉ dài
6 bí quyết cân bằng nội tiết tố tự nhiên, không cần thuốc
Cảm giác nôn nao khi đói là dấu hiệu của bệnh gì?
Hình dạng khuôn mặt tiết lộ tính cách gì của bạn?
Cách cung cấp collagen từ bên trong bằng thực phẩm ít tiền
Người phụ nữ đột quỵ sau khi làm “chuyện ấy”
'Búp bê sống' Bé Quyên sở hữu gu thời trang thanh lịch nhưng quý phái
Giá đỗ có thực sự giúp sung sức trong 'cuộc yêu''?
Vì sao tập thể dục thường xuyên vẫn tăng cân vù vù?
Bé trai 3 tuổi ngộ độc chì nguy kịch sau khi uống thuốc nam
Bổ sung chất xơ đúng cách tránh đầy hơi, chuột rút
Hà Nội vào đỉnh dịch tay chân miệng: Chuyên gia chỉ dấu hiệu không nên chủ quan
Xịt khoáng đem lại vô vàn lợi ích cho da nhưng 80% chị em bỏ quên
Xem thêm