Thứ bảy, 11/05/2024 04:53
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 10/12/2020 19:00

5 thói quen thường ngày khiến người trẻ cũng có thể bị đột quỵ

Đột quỵ là mối đe dọa sức khỏe nguy hiểm đối với mọi người. Đáng sợ hơn là tỉ lệ người trẻ mắc căn bệnh này ngày càng gia tăng.

Mỗi năm ở Việt Nam có hơn 200.000 người bị đột quỵ, hơn 50% trong số đó tử vong và chỉ có 10% sống sót là có bình phục hoàn toàn. Đáng lo ngại, đột quỵ đang có dấu hiệu ngày càng trẻ hóa, gia tăng mạnh từ 40 – 45 tuổi hay thậm chí xuất hiện cả ở tuổi 20.

Theo Tổ chức Đột quỵ Hoa Kỳ năm 2019, số lượng bệnh nhân đột quỵ ở những người trẻ đã tăng hơn 44% trong 10 năm gần đây, và khoảng 15% bệnh nhân đột quỵ mỗi năm có độ tuổi từ 18 đến 50. Tại Việt Nam, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi đang có xu hướng tăng lên, trung bình khoảng 2% mỗi năm, trong đó số lượng nam giới cao gấp 4 lần nữ giới.

Triệu chứng bị đột quỵ ở người trẻ

Empty

Ảnh minh họa

Các dấu hiệu nhận biết đột quỵ được phổ biến trong cộng đồng gói gọn trong cụm chữ cái viết tắt theo tiếng Anh: FAST (Face, Arm, Speech, Time). Bao gồm các dấu hiệu: Méo miệng, yếu nửa bên người, nói đớ hoặc nói khó.

Tuy nhiên, trên nhóm bệnh nhân trẻ tuổi, thường khuynh hướng đột quỵ do tắc các mạch máu nhỏ hơn (liên quan sinh bệnh do tăng đông hoặc lấp mạch), nên triệu chứng biểu hiện có thể không rõ ràng, như chỉ tê nhẹ một phần cơ thể. Hoặc trong trường hợp bóc tách động mạch vùng cổ, triệu chứng biểu hiện ban đầu có thể chỉ là đau vùng cổ gáy.

Bệnh nhân trẻ tuổi đột quỵ với các triệu chứng không điển hình rất dễ bị bỏ sót vì hay gặp do nhiều nguyên nhân, như tê chân/ tay do để sai tư thế khi ngủ hoặc khi ngồi lâu, đau cổ – vai do mỏi… Bệnh nhân không được chẩn đoán đột quỵ sớm thường đến bệnh viện khi tình trạng diễn tiến hoặc cho đến khi bị đột quỵ tái phát lần sau với triệu chứng nặng nề hơn.

Nguyên nhân người trẻ dễ bị đột quỵ

Empty

Ảnh minh họa

Ăn uống không lành mạnh

Ăn nhiều dầu mỡ, chất béo, nội tạng động vật, thức ăn nhanh, thực phẩm ngọt nhiều đường… khiến mỡ máu tăng cao và bám vào thành mạch máu nên dễ gây tắc nghẽn.

Uống nhiều rượu bia

Chất cồn trong rượu bia là nguyên nhân làm tăng nguy cơ đột quỵ. Ngoài ra, trong lúc uống rượu thì việc dùng đồ nhậu giàu chất béo, nhiều dầu mỡ cũng góp phần làm nguy cơ mắc bệnh cao hơn

Căng thẳng thần kinh

Làm việc quá sức khiến cơ thể căng thẳng, huyết áp tăng, cơ tim co bóp mạnh. Từ đó, dòng máu chảy về não tăng đột ngột có thể dẫn đến xuất huyết não hoặc hình thành cục máu đông làm tắc nghẽn mạch máu não.

Thức khuya

Ngủ là thời gian chức năng não được phục hồi tối ưu. Do đó, nếu bạn thức khuya thường xuyên và ngủ không đủ giấc sẽ khiến não không được phục hồi đầy đủ, máu về não cũng ít hơn, lâu dần gây thiếu máu não và nguy cơ đột quỵ cũng tăng cao.

Thừa cân

Cân nặng tăng cao không kiểm soát được có thể dẫn đến tình trạng máu nhiễm mỡ và gây xơ vữa động mạch – một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến đột quỵ.

Cách phòng tránh đột quỵ hiệu quả

Empty

Ảnh minh họa

Kiểm soát và điều trị các bệnh lý làm tăng nguy cơ đột quỵ có thể thay đổi như tiểu đường, tim mạch, mỡ máu, cao huyết áp…

Chế độ ăn uống lành mạnh

Ăn uống khoa học có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ cũng như ngăn ngừa bệnh tái phát. Vì vậy, bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh với các loại thực phẩm có lợi, bạn cũng nên tránh những món ăn có thể khiến cho tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.

Thay đổi lối sống

Cân bằng giữa công việc, giảm bớt stress, nóng giận.

Nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý, không nên tắm đêm, thức quá khuya.

Cần giữ ấm cơ thể, giữ gìn sức khỏe, nhất là trong thời điểm giao mùa.

Tập thể dục hằng ngày

Tập thể dục ít nhất 5 ngày/tuần, 30 phút mỗi ngày không chỉ giúp tăng cường sức khỏe mà còn giúp giảm huyết áp và phòng ngừa đột quỵ. Lưu ý, nên lựa chọn các bài tập nặng, vận động mạnh như tập tạ, tennis. Thay vào đó, bạn có thể lựa chọn đi bộ, chạy bộ nhẹ nhàng hoặc tập dưỡng sinh, yoga.

Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng, 1 năm/1 lần

Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm nhất nguy cơ đột quỵ và các bệnh lý tiềm ẩn. Từ đó, bác sĩ sẽ có các biện pháp can thiệp chủ động để điều trị và hướng dẫn phòng ngừa bệnh hiệu quả.

->Những điều đại kỵ sau khi uống rượu tránh đột quỵ

Xem thêm: 5 cách giảm mỡ máu, phòng bệnh tim mạch (Nguồn: VTC14)

Hoàng Ly (T/H)  
Giải pháp cải thiện ù tai, nghe kém ở người cao tuổi từ thảo dược
Người Việt thích thưởng trà nhưng đa số mắc 3 sai lầm tai hại
Mùa hè nóng nực ăn kem mỗi ngày có tốt không?
Không còn khàn tiếng, u xơ dây thanh quản nhờ bí quyết thảo dược
7 triệu chứng cholesterol cao thường bị bỏ qua ở phụ nữ tuổi 40
1 người chết, 18 người nhập viện sau khi ăn cỗ ở Thái Bình: Bác sĩ chỉ món khoái khẩu mang ổ bệnh
Không một giọt rượu bia vẫn 'dính' nồng độ cồn do hội chứng kỳ lạ hiếm người gặp
8 lợi ích bất ngờ từ việc ôm đối phương
Dưa hấu và dưa lưới: Ăn loại nào tốt hơn, bao nhiêu là đủ?
Ăn yến sào hàng ngày được không, nên ăn thế nào cho tốt?
Bí quyết hết nặng ngực, đau nhói tim do suy tim
Lạm dụng đồ uống có đường nhân tạo tăng 20% nguy cơ mắc bệnh tim
Quý ông mất bản lĩnh do... thể thao
Cơ thể con người chịu đựng được mức nhiệt bao nhiêu?
Dấu hiệu của bệnh suy nhược thần kinh mà 99% bị bỏ qua
Phút dại dột sau mâu thuẫn gia đình
Nữ bệnh nhân 17 tuổi suýt chết do biến chứng thủy đậu
30 tuổi không chịu lập gia đình, mẹ đưa vào viện tâm thần phát hiện điều không ngờ
Khám miễn phí cho trẻ đặc biệt nhân Tháng Tự kỷ Thế giới
Điều gì xảy ra với cơ thể khi luôn ăn tối trước 19h?
Xem thêm