Chủ nhật, 12/05/2024 22:18
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 29/01/2022 14:00

2 điều tuyệt đối phải tuân thủ để người cao tuổi khỏe mạnh đón Tết

Những xáo trộn về thói quen sinh hoạt, ăn uống hay sự thay đổi thời tiết trong ngày Tết sẽ gia tăng các nguy cơ về sức khỏe cho người cao tuổi.

Người cao tuổi là đối tượng thuộc nhóm nguy cơ cao trong cuộc chiến với COVID-19, ngoài ra họ phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe khác, nhất là dịp lễ Tết.

nguoi cao tuoi

Sức khỏe người cao tuổi dịp Tết đến cần đặc biệt quan tâm (Ảnh minh họa)

Chế độ sinh hoạt khoa học, giữ ấm cơ thể

Bác sĩ Lương Văn Đến - Khoa lão, chăm sóc giảm nhẹ (Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM) cho rằng, việc giữ ấm cho người cao tuổi rất quan trọng, bởi sức đề kháng của họ đã yếu dần theo tuổi tác.

"Người lớn tuổi cần mặc đủ ấm khi đi ra ngoài, chú ý giữ ấm cổ, ngực, bàn tay, bàn chân, bởi họ rất dễ bị nhiễm lạnh và gây viêm phổi, nhất là với những người có bệnh tim mạch, hô hấp", bác sĩ Đến chia sẻ.

Đồng thời, Tết cũng là thời điểm vui chơi, thăm hỏi, chúc Tết lẫn nhau, bác sĩ Đến nhắc nhở người nhà cần lưu ý không nên để người cao tuổi ở một mình do hệ cơ, xương khớp đã kém, trong lúc di chuyển, vận động dễ xảy ra té ngã, đột quỵ.

Ngoài ra, người cao tuổi vẫn nên giữ thói quen tập thể dục trong dịp Tết giúp cho cơ thể lưu thông khí huyết, tăng cường đề kháng. Mức độ luyện tập nên tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, nếu cơ xương đã yếu có thể tập những bài vận động nhẹ nhàng. Buổi sáng không tập quá sớm, không nên đi tập thể dục lúc thời tiết còn quá lạnh, mỗi ngày nên luyện tập duy trì khoảng 15 - 30 phút.

Bên cạnh đó, với những người cao tuổi mắc bệnh nền, bác sĩ Đến nhấn mạnh phải đảm bảo ổn định bệnh trong thời gian ăn Tết.

“Các bệnh mãn tính như tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường... phải duy trì sử dụng thuốc theo chỉ định bác sĩ, mua thuốc đủ dùng trong Tết. Nên thực hiện tái khám, kiểm tra sức khỏe trước Tết để đề phòng các trường hợp bệnh bộc phát đột ngột”, bác sĩ Đến nhắc nhở.

Đặc biệt, trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp cùng với sự xuất hiện của biến chủng mới, bác sĩ Lương Văn Đến khuyến cáo mỗi gia đình nên giữ liên hệ với các trạm y tế phường, xã; số điện thoại dịch vụ cấp cứu; các nhà thuốc hoạt động 24/7 phòng khi xảy ra các tình huống khẩn cấp.

Cân bằng dinh dưỡng bữa ăn

Cơ thể khỏe mạnh là khi được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, tuy nhiên theo ThS.BS Trần Lệ Linh - Chuyên khoa cơ xương khớp, lão khoa (Đại học Y dược TP.HCM), tùy vào tình trạng sức khỏe và bệnh lý nền mà mỗi người sẽ có những chế độ ăn uống khác nhau.

Empty

Cần cân đối chế độ ăn cho người cao tuổi (Ảnh minh họa)

“Thực đơn ngày Tết đa phần là những thực phẩm giàu chất đạm, béo như bánh tét, thịt kho, chả giò, canh hầm,... sẽ khiến người cao tuổi dễ bị đầy bụng, khó tiêu. Đặc biệt, với những người đang mắc các bệnh như tim mạch, huyết áp, mỡ máu, tiểu đường… dễ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe”, bác sĩ Linh chia sẻ.

Bác sĩ Linh cho biết đối với người cao tuổi, các cơ quan trong cơ thể đã dần lão hóa, giảm sức nhai hoặc sử dụng răng giả, nên việc chế biến thức ăn cần rất kỹ, ưu tiên chế biến thực phẩm dễ thái nhỏ, nấu mềm. Dạ dày, ruột hoạt động kém, sự bài tiết các men tiêu hóa giảm theo, nên quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn kém hơn.

Chế độ ăn cho người cao tuổi cần cân đối giữa chất đạm, chất béo, bổ sung nhiều vitamin trong trái cây. Ăn nhiều rau xanh hơn vì rau có chứa nhiều chất xơ giúp việc tiêu hóa thức ăn được tốt hơn.

Với những người có tiền sử cao huyết áp, bác sĩ Linh khuyến cáo không nên ăn các loại đồ ngọt như bánh kẹo, nước ngọt, các loại chè. Không nên ăn nhiều các món chiên xào, dầu mỡ, chua cay dễ gây đầy bụng, khó tiêu hóa. Không bỏ bữa, cũng không nên ăn nhiều bữa trong ngày gây béo phì, dễ mắc các bệnh tim mạch và rối loạn chuyển hóa.

Hạn chế tối đa việc sử dụng rượu bia, với những người có bệnh tim mạch, tăng huyết áp, người bệnh gan… uống rượu bia nhiều làm bệnh nặng lên, thậm chí gây đột quỵ, có thể dẫn đến tử vong.

Thay vào đó, cần bổ sung đủ lượng nước đưa vào cơ thể để bù đủ cho lượng nước đã bị mất đi như mồ hôi, nước tiểu. Cơ thể thiếu nước sẽ gây khô da, táo bón, các chất cặn bã đào thải qua thận không được thông thoát sẽ bị đọng lại. Nên uống ít nhất 1,5 lít nước mỗi ngày.

-->> Thoái hóa khớp - Nỗi ám ảnh của người cao tuổi

Thúy Ngà  
Nhầm lẫn tai hại trong tiệm spa
9 bước cần thực hiện để xây dựng một lối sống lành mạnh
Biết 5 tác dụng này sẽ hiểu vì sao nhiều người uống nước dừa mỗi ngày
Bé 5 tháng tuổi mặt sưng nề do thói quen tai hại từ người lớn
Ung thư đại trực tràng ở Mỹ tăng 500%, ngày càng trẻ hoá độ tuổi
Giải pháp cải thiện ù tai, nghe kém ở người cao tuổi từ thảo dược
Người Việt thích thưởng trà nhưng đa số mắc 3 sai lầm tai hại
Mùa hè nóng nực ăn kem mỗi ngày có tốt không?
Không còn khàn tiếng, u xơ dây thanh quản nhờ bí quyết thảo dược
7 triệu chứng cholesterol cao thường bị bỏ qua ở phụ nữ tuổi 40
1 người chết, 18 người nhập viện sau khi ăn cỗ ở Thái Bình: Bác sĩ chỉ món khoái khẩu mang ổ bệnh
Không một giọt rượu bia vẫn 'dính' nồng độ cồn do hội chứng kỳ lạ hiếm người gặp
8 lợi ích bất ngờ từ việc ôm đối phương
Dưa hấu và dưa lưới: Ăn loại nào tốt hơn, bao nhiêu là đủ?
Ăn yến sào hàng ngày được không, nên ăn thế nào cho tốt?
Bí quyết hết nặng ngực, đau nhói tim do suy tim
Lạm dụng đồ uống có đường nhân tạo tăng 20% nguy cơ mắc bệnh tim
Quý ông mất bản lĩnh do... thể thao
Cơ thể con người chịu đựng được mức nhiệt bao nhiêu?
Dấu hiệu của bệnh suy nhược thần kinh mà 99% bị bỏ qua
Xem thêm