Thứ năm, 25/04/2024 04:09
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 26/11/2021 06:30

Thoái hóa khớp – Nỗi ám ảnh của người cao tuổi

Thoái hóa khớp nếu được chẩn đoán sớm điều trị sớm có thể làm chậm sự phát triển của bệnh, giảm triệu chứng đau đớn, giúp duy trì cuộc sống bình thường.

Thoái hóa khớp là gì?

Thoái hóa khớp là tình trạng già, lão hóa của khớp xương, có thể ảnh hưởng đến mọi khớp trên cơ thể, một số khớp chịu nhiều ảnh hưởng như đầu gối, cột sống, háng, ngón tay, cổ chân… Thông thường, bạn sẽ chỉ gặp các triệu chứng ở 1 khớp hoặc một vài khớp cùng một lúc.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Giai đoạn từ năm 2011 đến 2020 được Tổ chúc Y tế Thế giới (WHO) xem là “Thập niên xương khớp”. Riêng ở Việt Nam, theo ước tính trong một nghiên cứu về tình trạng thoái hóa khớp cho thấy tình trạng này đang ngày càng phổ biến và có dấu hiệu trẻ hóa, thống kê cho thấy có 30% người trên tuổi 35, 60% người trên tuổi 65 và 85% người trên tuổi 85 gặp vấn đề về thoái hóa khớp.

Empty

Ảnh minh họa

Ở Việt Nam, bệnh thoái hóa khớp hay còn gọi là hư khớp gặp tương đối nhiều. Đặc biệt, phụ nữ tuổi trung niên bị đau gối rất phổ biến.

Theo GS.TS.BS Trần Ngọc Ân - Chủ tịch Hội Thấp khớp học Việt Nam cho biết: "Muốn khám căn bệnh này người ta cần sử dụng phương pháp hỏi bệnh, khám bệnh và dựa vào các chẩn đoán hình ảnh như: chụp khớp (chụp bình thường, không cần chụp cộng hưởng từ). Thoái hóa khớp thể hiện ở những tổn thương ở các bộ phận xung quanh khớp đó như bao khớp, màng hoạt dịch khớp, sụn ở đầu xương và xương ở dưới sụn. Như vậy, thoái hóa khớp là tình trạng bệnh ở toàn bộ ổ khớp, không phải chỉ riêng màng hoạt dịch hay sụn khớp".

Triệu chứng đối với khớp gối

Theo BS Trần Ngọc Ân cho biết những triệu chứng đối với khớp gối, đau khi vận động nhiều, thường đau nhiều vào buổi sáng và nếu được nghỉ ngơi thì không còn đau nữa. Dần dần đau sẽ tăng dần lên ngay cả lúc nghỉ ngơi cũng đau, lúc đầu không sưng nhưng kéo dài thoái hóa khớp có thể gây nên sưng khớp, thậm chí tràn dịch ở trong khớp. Bệnh nhân đi lại hoạt động khó khăn, đặc biệt là khi lên xuống cầu thang. Đi bộ nhiều và ngồi xổm rất khó.

Empty

Ảnh minh họa

Khi thăm khám có dấu hiệu sưng đau, biến dạng khớp và một số người bị nóng, đỏ hoặc có dịch trong khớp.

Diễn biến của bệnh thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp diễn biến từ từ và chậm. Thời gian ban đầu chỉ đau khi vận động, sau đó đau thường xuyên, cuối cùng dẫn đến không đi lại được.

Trong điều trị bệnh quan trọng là điều trị toàn thân, những người nặng cân, béo phì nên giảm cân để sức chịu của gối đỡ nặng đi và cơn đau cũng giảm đi 1-2 phần hoặc chỉ đau khi vận động.

Empty

Ảnh minh họa

Không làm những động tác, vận động quá mức, thậm chí đi bộ quá lâu. Thoái hóa mức nhẹ không nên đi bộ, không bưng bê mang vác nặng, nên ở tầng 1, không leo thang lên xuống nhiều, đồng thời phải dùng thuốc giảm đau và thuốc tăng cường dinh dưỡng khớp để hỗ trợ bệnh.

Thoái hóa khớp nên chữa càng sớm càng tốt, khi hiệu quả chữa bằng thuốc và phương pháp nội khoa không có kết quả thì bắt buộc phải thay khớp.

Thoái hóa khớp gối lúc đầu chỉ điều trị và nghỉ ngơi, vận động đúng mức nếu không được theo dõi và điều trị sẽ dần dẫn đến biến dạng khớp, hủy hoại sụn khớp, trục khớp lệch đi khiến việc đi lại khó khăn và gây đau đớn. Trong trường hợp như vậy, cần phải phẫu thuật thay khớp nhân tạo.

Cách điều trị bệnh bệnh thoái hóa khớp

GS.TS.BS Trần Ngọc Ân - Chủ tịch Hội Thấp khớp học Việt Nam chỉ ra phương pháp điều trị phục hồi chức năng - vật lý trị liệu, sẽ hướng dẫn cho người bệnh cách tập tành, đi bộ có chừng mừng như thế nào và kiêng những động tác hại cho khớp.

Đồng thời sử dụng các phương pháp vật lý như chạy điện, điện phân, xoa bóp... để giảm bớt cơn đau, sưng viêm của khớp trong thoái hóa.

-> Những điều cần biết về bệnh xương khớp mùa lạnh

Xem thêm: Làm việc quá nhiều ảnh hưởng đến tim như thế nào? (Nguồn: Zing)

Hoàng Ly (T/H)  
Bị ù tai, vo ve trong tai: Điều trị bằng cách nào?
Bất thường ở tim có thể là dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt
Tăng 10% nguy cơ đột quỵ do thói quen khi ngủ
Nơi bẩn nhất trong phòng làm việc, chứa ổ vi khuẩn gấp 400 lần bồn cầu
Bệnh viện không được từ chối, chậm trễ cấp cứu trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5
Chuyên gia Meijibio chia sẻ bí quyết sống lâu khoẻ mạnh
“Đu trend” pha mắm tôm vào trà sữa: Thú vui đánh đổi nguy cơ ngộ độc
Dấu hiệu u xơ tử cung thường gặp là gì?
Chuyên gia y tế thế giới bàn chiến lược cải thiện sức khỏe và bất bình đẳng giới
Thịt gà có 6 dấu hiệu này tuyệt đối không ăn
Cải thiện ngồi lâu giúp tăng tuổi thọ ở người lớn tuổi
Loại thực phẩm giúp vui vẻ cả ngày phải bổ sung thường xuyên trong bữa ăn
Hoạt động thể chất làm giảm 23% nguy cơ bệnh tim
Công thức “vàng” cho bữa ăn nhẹ dinh dưỡng, tiện lợi từ sữa tươi và yến mạch
Hoại tử vùng rốn sau khi hút mỡ bụng theo quảng cáo trên mạng
Tập thể dục buổi tối giúp giảm 61% nguy cơ tử vong sớm
Chế độ ăn của người dân Vùng xanh: Bí quyết sống lâu sống khoẻ
Lão hoá và và 4 cách làm chậm lại sự già đi của cơ thể
Cao huyết áp uống rượu được không?
Bé gái 12 tuổi bị xâm hại sinh con: Chuyên gia nhắn nhủ gì với phụ huynh?
Xem thêm