Thứ sáu, 26/04/2024 11:27
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 27/10/2021 06:30

Vô kinh: Nguyên nhân và biện pháp điều trị kịp thời

Phụ nữ thường không thấy kinh trước dậy thì, trong thai kỳ, cho con bú và sau mãn kinh. Nếu như không thấy kinh vào những thời điểm khác, đó có thể là triệu chứng bệnh lý. Nếu không điều trị sớm có thể dẫn đến vô sinh.

Nguyên nhân gây mất kinh nguyệt đột ngột?

Rối loạn tuyến giáp

Tình trạng mất kinh có thể xảy ra khi tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp) hoặc quá kém (suy giáp). Cả hai trường hợp này đều làm rối loạn nội tiết tố khiến chu kỳ kinh nguyệt mất ổn định.

Khối u tuyến yên

abc

Ảnh minh họa

Nếu xuất hiện khối u trong tuyến yên sẽ làm thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, điều này sẽ khiến chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc vô kinh.

Suy buồng trứng sớm

Khi bị suy buồng trứng sớm, hoạt động sản xuất ra lượng hormone estrogen bị hạn chế, không thể duy trì và tái tạo kịp thời để cân bằng nội tiết trong cơ thể nữ giới. Do vậy mà quá trình rụng trứng bị gián đoạn, khiến chu kỳ kinh nguyệt thưa dần dẫn đến vô kinh.

Hội chứng Asherman

Hội chứng này còn được gọi là dính buồng tử cung, là hiện tượng thành tử cung phía trước và thành tử cung phía sau bị dính lại với nhau do lớp đáy của nội mạc tử cung bị tổn thương. Tình trạng này gây cản trở sự tái tạo bình thường của nội mạc tử cung khiến kinh nguyệt không đều hoặc vô kinh, ảnh hưởng đến khả năng làm tổ của trứng sau khi thụ thai, dễ gây vô sinh.

Do lối sống

Tinh thần bị áp lực: Căng thẳng, mệt mỏi kéo dài hoặc thời gian làm việc và nghỉ ngơi không hợp lý có thể gây ra mất kinh thời gian dài.

Tập thể dục quá sức: Một số bộ môn thể thao với lịch trình tập luyện dày đặc sẽ tạo áp lực cao, cộng với tiêu hao nhiều năng lượng có thể dẫn đến vô kinh.

abcd

Ảnh minh họa

Hội chứng buồng trứng đa nang

Hội chứng buồng trứng đa nang gây ra tình trạng mất cân bằng hormone ở nữ giới và kháng insulin. Khi nội tiết tố có sự thay đổi bất thường sẽ làm ảnh hưởng đến sự rụng trứng, gây ra chậm kinh, rong kinh, kinh nguyệt ra ít và nghiêm trọng hơn là mất kinh. Cùng với đó là một số dấu hiệu khác như: Lông mọc rậm, nổi nhiều mụn trứng cá, tăng cân mất kiểm soát, béo phì, da sạm màu ở những vùng có nếp gấp.

Vì sao mất kinh nguyệt có thể dẫn đến vô sinh?

Phần lớn chị em khi bỗng nhiên mất kinh nguyệt đều cảm thấy hoang mang và đặt ra các câu hỏi như liệu mình có vỡ kế hoạch hay không, hay do tâm lý căng thẳng stress,...

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng mất kinh nguyệt ở phụ nữ như: có thai, dùng thuốc tránh thai, stress, sử dụng các loại thuốc đặc biệt (thuốc corticoid, thuốc chống trầm cảm, chống rối nhiễu tâm trí, chữa bệnh tuyến giáp, hóa liệu pháp), mắc bệnh mãn tính hay gặp các vấn đề về tuyến giáp.

Tuy nhiên mất kinh nguyệt còn là dấu hiệu của hội chứng đa nang tiềm ẩn nguy cơ vô sinh. Khi đó, nồng độ estrogen và androgen cao kéo dài, không lên xuống như trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường vì tuyến yên giảm bài tiết hormon, không tạo được phóng noãn và kinh nguyệt. Tình trạng này kéo dài khiến chị em mất kinh nguyệt. Biểu hiện của hội chứng này hay đi kèm với béo phì, vô kinh hoặc chảy máu tử cung bất thường.

Như vậy, về vấn đề mất kinh nguyệt có thể dẫn đến vô sinh hay không, câu trả lời chính xác là mất kinh báo hiệu tình trạng khó thụ thai, dẫn đến hiếm muộn, thậm chí là vô sinh ở nữ giới.

mat kinh 1

Ảnh minh họa

Các biện pháp điều trị mất kinh nguyệt

- Điều trị hormone thay thế theo chỉ định của bác sĩ đối với những bệnh nhân vô kinh do suy buồng trứng sớm.

- Giảm muộn phiền, căng thẳng.

- Có chế độ luyện tập hợp lý, không quá mức.

- Đối với mất kinh do buồng trứng đa nang, việc điều trị phụ thuộc nhu cầu bệnh nhân và ngăn ngừa các biến chứng về sau như quá sản nội mạc tử cung, béo phì, rối loạn chuyển hóa. Các chỉ định điều trị đối với vô kinh do buồng trứng đa nang là giảm cân bằng cách ăn kiêng và tập thể dục, hoặc sử dụng một số loại thuốc điều trị tình trạng kháng insulin và tiểu đường nếu có.

- Phẫu thuật đối với bệnh nhân có những tổn thương cơ quan sinh dục nhằm phục hồi hoặc tạo hình âm đạo để máu kinh thoát ra.

Ngoài ra, phụ nữ cũng cần khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là khám phụ khoa để kịp thời phát hiện bệnh tình và điều trị sớm.

-> Dấu hiệu bất thường khi hết kỳ kinh nguyệt chị em chớ nên chủ quan

Xem thêm: Chế độ ăn hợp lý giúp phụ nữ tăng khả năng thụ thai

Hoàng Ly (T/H)  
Cảnh báo “dọn” bikini quá thường xuyên làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khó chịu tái phát
Thói quen khi tắm khiến phụ nữ mắc bệnh phụ khoa
Quyết sang trời Tây học tập, nữ tiến sĩ hối hận khi ngày trở về không thể sinh con
Căng thẳng làm giảm khả năng mang thai của phụ nữ?
Chuyện 'yêu' ở người cao tuổi: Bao nhiêu là đủ?
Ngân hàng tinh trùng: Giúp nam giới đảm bảo khả năng sinh sản trong tương lai
Vì sao các cặp đôi sắp sinh con đều thích ăn dâu tây?
Nam giới có con ở độ tuổi nào là tốt nhất?
Phát bệnh vì kiêng cữ sau sinh theo tục lệ dân gian
Uống thuốc tránh thai lùi ngày 'đèn đỏ' được không?
Mất hứng “chuyện ấy” sau sinh con
'Kiêng' để dự trữ tinh trùng: Nên không?
Dùng thuốc tiêm tránh thai làm tăng nguy cơ u não gấp 5 lần
Chuyên gia cảnh báo polyp buồng tử cung: Bệnh thường gặp, biến chứng nguy hiểm
Vì sao phụ nữ dễ ốm hơn trong ngày 'đèn đỏ'?
Thói quen ăn uống tưởng chừng vô hại lại gây vô sinh ở phụ nữ
'Chuyện ấy' giảm nhiệt vì... nước hoa
Độ tuổi nào hết ham muốn tình dục?
Tiền sản giật khi mang thai nguy hiểm thế nào, điều trị ra sao?
Bi hài bí kíp “săn rồng vàng”
Xem thêm