Thứ ba, 07/05/2024 20:06
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 21/02/2023 06:00

Vì sao bố mẹ hay cấm trẻ ăn kẹo, có phải nguyên nhân gây sâu răng?

Quan niệm “không nên cho trẻ ăn quá nhiều đường” được thấm nhuần từ nhỏ, có phải ăn đường là nguyên nhân duy nhất gây sâu răng?

Sâu răng thực chất là một quá trình tương tác phức tạp giữa nhiều yếu tố. Hiện tại, hầu hết các học giả y khoa đều tin rằng "lý thuyết bốn yếu tố" có thể giải thích rõ hơn về sự xuất hiện của sâu răng là vi khuẩn, môi trường miệng, vật chủ và thời gian.

Chế độ ăn nhiều đường mà chúng ta quan tâm thực chất lại là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến sự phát triển của sâu răng trong môi trường miệng. Đường, tinh bột, đồ uống có ga, trà sữa,... bản chất đều là carbohydrate.

Bản thân đường sẽ không gây ra hiện tượng khử khoáng của mô cứng răng và tạo ra axit sau khi vi khuẩn tiêu hóa đường. Do đó, các sản phẩm có tính axit chính là thủ phạm.

sau rang Giadinhonline (1)

Ảnh minh họa.

Tiến sĩ Burhenne cho biết: "Đường không phải là nguyên nhân gây sâu răng, nguyên nhân là do a-xít. Khi bạn ăn một thứ gì đó có chứa đường, vi khuẩn sống tự nhiên trong miệng bạn cũng sẽ ăn đường này. Chất thải của vi khuẩn là a-xít, vì vậy sau khi vi khuẩn ăn đường, chúng thải ra a-xít và nó chính là nguyên nhân gây ra các vấn đề về răng”.

Bản thân axit cacbonic cũng là một loại axit yếu, sau khi lượng đường cao trong đồ uống có ga bị phân hủy sẽ sinh ra một lượng lớn axit lactic, các axit này “hợp lực”, “tung hoành” ngay cả lớp men cứng nhất trong cơ thể con người cũng không thể chịu được.

Nếu nói có axit sẽ bị sâu răng, như vậy cho dù không ăn đường, nhưng lượng chất bột đường nạp vào hàng ngày cũng sẽ trở thành sản phẩm axit nhưng tại sao không phải ai cũng sâu răng? Điều này liên quan đến một quá trình từ thay đổi về lượng đến thay đổi về chất.

Những người thích ăn đường hoặc ăn nhiều đường dễ bị sâu răng. Ngay cả khi bạn ăn cùng một lượng đường, nhưng nếu bạn ăn khác nhau, kết quả sẽ rất khác nhau.

sau rang Giadinhonline (2)

Ảnh minh họa.

Giả sử các điều kiện ngoại cảnh khác nhau, mỗi ngày ăn 50 gam đường mía, mỗi sáng ông A hòa tan hết đường mía vào nước và uống, ông B chia đường thành 5 phần đều trong ngày, uống từ từ, nếm kỹ. Nếu cứ tiếp tục như vậy, ngoài thân hình của anh A và anh B ngày một đầy đặn hơn, thì sự thay đổi của hàm răng cũng là điều có thể tưởng tượng được. Do đó, mối quan hệ giữa việc ăn đường và sâu răng thực sự được ngăn cách bởi một bức tường: thời gian sử dụng.

Sản phẩm có tính axit của đường do vi khuẩn gây bệnh tiêu hóa tiếp xúc với răng càng lâu thì khả năng sâu răng càng lớn, cũng có thể hiểu là tần suất ăn đường nhiều hơn tổng lượng đường ở một mức độ nhất định.

Vì vậy, đây là lời nhắc nhở tới tất cả các bà mẹ, vì không thể không cho trẻ ăn đường, nên việc giảm tần suất nên được đặt lên hàng đầu trong phòng ngừa.

6 cách để phòng tránh sâu răng

Vì sự xuất hiện của sâu răng là do nhiều yếu tố, nên việc ngăn ngừa sâu răng cũng cần được bảo vệ theo mọi hướng.

Giữ gìn vệ sinh răng miệng và ức chế sự phát triển của vi khuẩn sinh axit là điều quan trọng nhất trong phòng ngừa sâu răng.

Kiên trì đánh răng sau mỗi bữa ăn, điều này có thể làm giảm và kiểm soát sự phát triển của vi khuẩn một cách hiệu quả nhất.

sau rang Giadinhonline (3)

Ảnh minh họa.

Việc sử dụng kem đánh răng có florua có thể làm giảm sâu răng khoảng 25%. Điều đáng chú ý là, trẻ em dưới 6 tuổi nên được sử dụng dưới sự giám sát và hướng dẫn của cha mẹ và bác sĩ. Không nên sử dụng kem đánh răng có florua ở những nơi có hàm lượng florua trong nước uống quá cao hoặc nơi nhiễm florua phổ biến.

Để kiểm soát mảng bám, ngoài việc đánh răng hiệu quả, còn có sự hỗ trợ của chỉ nha khoa, bàn chải kẽ răng. Đến bệnh viện cạo vôi răng định kỳ không chỉ có thể loại bỏ cao răng, mảng bám mà còn có thể kiểm tra răng miệng một cách hệ thống để tiêu diệt sâu răng từ trong trứng nước, không cần đợi đến khi đau nhức đến mức không thể ngủ được.

Nên khám sức khỏe răng miệng định kỳ 3-6 tháng/lần đối với trẻ đang trong giai đoạn thay răng và 6-12 tháng/lần đối với người lớn có tình trạng duy trì vệ sinh răng miệng tương đối ổn định.

Thiết lập thói quen ăn uống hợp lý, kiểm soát tần suất ăn thực phẩm chứa đường và đồ uống có ga, giảm tần suất tiêu thụ đường là quan trọng nhất.

Sử dụng hợp lý các biện pháp chống sâu răng florua, trám bít hố rãnh cho răng sữa và răng vĩnh viễn ở giai đoạn đầu.

-> Con há miệng khi ngủ tưởng dễ thương nhưng tiềm ẩn điều nguy hiểm không ngờ

T. Linh  
7 triệu chứng cholesterol cao thường bị bỏ qua ở phụ nữ tuổi 40
1 người chết, 18 người nhập viện sau khi ăn cỗ ở Thái Bình: Bác sĩ chỉ món khoái khẩu mang ổ bệnh
Không một giọt rượu bia vẫn 'dính' nồng độ cồn do hội chứng kỳ lạ hiếm người gặp
8 lợi ích bất ngờ từ việc ôm đối phương
Dưa hấu và dưa lưới: Ăn loại nào tốt hơn, bao nhiêu là đủ?
Ăn yến sào hàng ngày được không, nên ăn thế nào cho tốt?
Bí quyết hết nặng ngực, đau nhói tim do suy tim
Lạm dụng đồ uống có đường nhân tạo tăng 20% nguy cơ mắc bệnh tim
Quý ông mất bản lĩnh do... thể thao
Cơ thể con người chịu đựng được mức nhiệt bao nhiêu?
Dấu hiệu của bệnh suy nhược thần kinh mà 99% bị bỏ qua
Phút dại dột sau mâu thuẫn gia đình
Nữ bệnh nhân 17 tuổi suýt chết do biến chứng thủy đậu
30 tuổi không chịu lập gia đình, mẹ đưa vào viện tâm thần phát hiện điều không ngờ
Khám miễn phí cho trẻ đặc biệt nhân Tháng Tự kỷ Thế giới
Điều gì xảy ra với cơ thể khi luôn ăn tối trước 19h?
Phát hiện bệnh nguy hiểm từ những lần đổ mồ hôi bất thường
Tại sao nên sử dụng thực phẩm bổ sung để hỗ trợ sức khỏe âm đạo?
2 người tử vong do nắng nóng: Bác sĩ chỉ dấu hiệu cần đề phòng
4 biện pháp phòng ngừa tránh say nắng cực hiệu quả
Xem thêm