Thứ bảy, 27/04/2024 04:47
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 27/12/2021 19:00

Điều gì xảy ra khi đánh răng nhiều hơn 2 lần/ngày?

Đánh răng nhiều hơn 2 lần/ ngày có thể gây hại nhiều hơn lợi, vì thói quen này làm hỏng răng và hoàn toàn ngược lại với tác dụng mong muốn.

Răng có thể bị ố vàng

Các men là một lớp mỏng vỏ và bảo vệ răng của bạn. Mặc dù men răng là mô cứng nhất trong cơ thể con người, nhưng nó vẫn có thể bị hư hại một cách dễ dàng. Nếu đánh răng quá thường xuyên, bạn có thể làm mòn men răng.

Nếu men răng của bạn bị mòn, ngà răng, lớp thứ hai của răng có thể bắt đầu lộ ra từng mảng hoặc trên toàn bộ răng. Ngà răng có màu vàng, vì vậy nếu men răng của bạn bị tổn thương, răng của bạn cũng có thể bị ố vàng.

danh rang Giadinhonline' (1)

Ảnh minh họa.

Gây ê buốt răng

Một tác dụng phụ khác của tổn thương men răng là làm tăng độ nhạy cảm của răng. Sử dụng thực phẩm hay đồ uống quá nóng, quá lạnh hoặc bất cứ thứ gì có tính axit cao, thậm chí ngọt có thể gây ra các phản ứng đau đớn. Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể thay kem đánh răng, chải răng nhẹ nhàng hơn và chỉ nên thực hiện 2 lần/ ngày.

danh rang Giadinhonline' (2)

Ảnh minh họa.

Đánh răng nhiều hơn 2 lần/ngày gây sâu răng

Mặc dù chúng ta thường đánh răng thường xuyên để ngăn ngừa sâu răng nhưng đánh răng nhiều lần trong ngày có thể dẫn đến kết quả ngược lại với mong muốn. Nếu bạn đánh răng nhiều hơn 2 lần/ ngày trong thời gian dài, bạn có thể làm mòn không chỉ men răng mà cả ngà răng. Sâu răng nếu không được điều trị nhanh chóng có thể dẫn đến nhiễm trùng và mất răng.

danh rang Giadinhonline' (3)

Ảnh minh họa.

Tụt nướu, viêm nướu

Một triệu chứng khác của việc đánh răng quá thường xuyên là nướu bị tổn thương. Nướu của bạn có thể bị đỏ, viêm và sưng tấy. Điều này thậm chí có thể gây chảy máu và trở nên rất đau đớn. Việc tụt nướu cũng có thể khiến chân răng bị nhiễm trùng và sâu răng.

danh rang Giadinhonline' (4)

Ảnh minh họa.

Làm gì thay vì đánh răng quá kỹ?

Hầu hết những người đánh răng quá thường xuyên đều làm như vậy với hy vọng vệ sinh răng miệng tốt hơn và có hàm răng trắng, khỏe mạnh hơn. Nhưng có một số lựa chọn thay thế khác cho việc đánh răng quá kỹ. Kết hợp dùng chỉ nha khoa và súc miệng sẽ đạt được kết quả tốt hơn nhiều.

Bên cạnh việc đánh răng vào buổi sáng và buổi tối, bạn cũng có thể sử dụng nước súc miệng 2 lần/ ngày. Điều quan trọng là phải dùng chỉ nha khoa từ từ và kỹ lưỡng ít nhất 1 lần/ ngày. Nếu muốn răng sạch sẽ suốt cả ngày, bạn có thể nhai kẹo cao su không đường sau bữa ăn.

danh rang Giadinhonline' (5)

Ảnh minh họa.

Lưu ý khi vệ sinh răng miệng

Tuyệt đối không đánh răng ngay khi mới ăn xong vì lúc này axit trong thức ăn đã làm mềm men răng, việc đánh răng sẽ dễ làm tổn thương đến men răng, khiến răng bị ê buốt, nhạy cảm. Bạn nên đánh răng ít nhất 30 phút sau khi ăn.

Không nên chải răng quá mạnh và quá nhanh nếu không muốn làm tổn thương mô mềm mà lại không đảm bảo sạch mảng bám.

Lựa chọn bàn chải phù hợp với lông mềm để không làm tổn thương đến mô nướu. Cần thay bàn chải ít nhất 3 tháng/lần để tránh vi khuẩn tích tụ trên bàn chải.

Khi chải răng hãy chải cả lưỡi của bạn bởi đây cũng là vị trí tích tụ rất nhiều vi khuẩn gây hại.

Định kỳ 6 tháng/lần bạn hãy đến nha khoa để vệ sinh răng miệng bằng cách lấy cao răng và mảng bám, như vậy sẽ giúp loại bỏ được vi khuẩn và tránh được các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu.

-> Điều gì xảy ra với cơ thể khi đột ngột bỏ cà phê?

T. Linh (Theo Brightside)  
Hình dạng khuôn mặt tiết lộ tính cách gì của bạn?
Người phụ nữ đột quỵ sau khi làm “chuyện ấy”
Giá đỗ có thực sự giúp sung sức trong 'cuộc yêu''?
Vì sao tập thể dục thường xuyên vẫn tăng cân vù vù?
Bé trai 3 tuổi ngộ độc chì nguy kịch sau khi uống thuốc nam
Bổ sung chất xơ đúng cách tránh đầy hơi, chuột rút
Hà Nội vào đỉnh dịch tay chân miệng: Chuyên gia chỉ dấu hiệu không nên chủ quan
Mắc Covid-19 liên tục trong 613 ngày
Cô đơn làm tăng 50% nguy cơ mất trí nhớ
Bị ù tai, vo ve trong tai: Điều trị bằng cách nào?
Bất thường ở tim có thể là dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt
Tăng 10% nguy cơ đột quỵ do thói quen khi ngủ
Nơi bẩn nhất trong phòng làm việc, chứa ổ vi khuẩn gấp 400 lần bồn cầu
Bệnh viện không được từ chối, chậm trễ cấp cứu trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5
Chuyên gia Meijibio chia sẻ bí quyết sống lâu khoẻ mạnh
“Đu trend” pha mắm tôm vào trà sữa: Thú vui đánh đổi nguy cơ ngộ độc
Dấu hiệu u xơ tử cung thường gặp là gì?
Chuyên gia y tế thế giới bàn chiến lược cải thiện sức khỏe và bất bình đẳng giới
Thịt gà có 6 dấu hiệu này tuyệt đối không ăn
Cải thiện ngồi lâu giúp tăng tuổi thọ ở người lớn tuổi
Xem thêm