Thứ năm, 13/03/2025 05:54     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Tạp chí điện tử Gia đình Việt Nam
Tạp chí điện tử Gia đình Việt Nam
Tạp chí điện tử Gia đình Việt Nam
Thứ hai, 13/09/2021 15:32

Vì sao trẻ em thường bị sâu răng?

Theo nghiên cứu, trên 85% trẻ em Việt Nam bị sâu răng. Sâu răng ở trẻ em có thể gây tổn thương đến tủy nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Vì sao trẻ em thường bị sâu răng?

Có rất nhiều nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ nhưng chủ yếu là do chế độ ăn chứa nhiều đường và vệ sinh răng miệng chưa tốt:

- Sau khi ăn, thức ăn còn sót lại trên răng, kết dính với nước bọt tạo thành mảng bám, phủ lên răng, đặc biệt là những thức ăn từ tinh bột và đường gây ra sâu răng.

- Thói quen ăn uống quá nhiều đường như kẹo, bánh, hoa quả ngọt…

- Do chủ quan không điều trị sớm khi răng mới chớm sâu khiến tình trạng sâu răng trở nên nghiêm trọng hơn.

page

Nguyên nhân trẻ em dễ bị sâu răng (Ảnh minh họa)

Tác hại của sâu răng đối với trẻ em

Sâu răng ở trẻ nhỏ được các chuyên gia đánh giá rằng nguy hiểm hơn so với người lớn bởi những hệ lụy về sau có thể kéo dài, ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn của bé sau này. Cụ thể:

- Sâu răng nặng có thể gây nhiễm trùng răng, hoại tử tủy răng kèm nhiễm trùng máu nguy hiểm.

- Khi trẻ còn nhỏ mà buộc phải nhổ răng, khoảng trống mất răng sữa sẽ không thể thay thế kịp thời vì chưa đúng thời điểm thay răng vĩnh viễn. Răng sữa bị mất làm cho các răng lân cận có xu hướng chạy lệch, đổ nghiêng về răng khoảng trống mất răng.

Khi răng vĩnh viễn mọc sẽ không còn chỗ do những chiếc răng kề cận mọc xô về khoảng mất răng. Răng vĩnh viễn buộc phải mọc chếch ra ngoài gây ra sự khấp khểnh cho hàm răng khi trưởng thành.

- Răng mọc lệch sẽ khiến khớp cắn bị sai lệch về sau và ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai của cả cung hàm.

- Răng mất đi sẽ khiến trẻ tự ti khi giao tiếp với bạn bè, rất dễ dẫn tới trầm cảm, tự kỷ ở trẻ nhỏ.

Chính vì những biến chứng nguy hại này, các bậc phụ huynh hãy lưu ý ngay từ sớm các dấu hiệu sâu răng trẻ em và điều trị sớm sẽ giúp giữ gìn răng miệng của trẻ tốt hơn.

Empty

Ảnh minh họa

Cách phòng ngừa sâu răng ở trẻ em

Để bảo vệ răng miệng của trẻ không bị sau răng, phụ huynh nên tạo cho bé thói quen chăm sóc răng miệng đúng cách ngay từ khi mọc răng sữa:

- Cha mẹ cần chải răng cho trẻ 2 lần/ngày, mỗi lần ít nhất 2 phút. Tập cho bé thói quen uống nước sau mỗi bữa ăn.

- Sử dụng bàn chải đánh răng vừa vặn, thoải mái cho trẻ để. Lựa chọn và sử dụng loại kem đánh răng có lượng fluoride phù hợp với độ tuổi của trẻ.

Empty

Ảnh minh họa

- Sử dụng chỉ nha khoa cho trẻ để giúp ngăn chặn việc hình thành mảng bám ở các kẽ răng, phòng ngừa sâu răng cho trẻ.

- Hạn chế cho trẻ ăn uống các loại thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột dễ tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển và gây ra nhiều mảng bám hơn.

-> 5 cách cha mẹ có thể bảo vệ trẻ nhỏ khỏi COVID-19

Xem thêm: Thói quen xấu có hại cho răng miệng (Nguồn: Zing)

Hoàng Ly (T/H)  
Tạp chí điện tử Gia đình Việt Nam
Thai phụ 23 tuổi bị xoắn u buồng trứng hiếm gặp
Chế độ thai sản ở các nước trên thế giới: Trợ cấp cao nhưng bất ngờ nhất là Mỹ
Mẹ ốm nghén con thông minh: Quan niệm này đúng không?
Sản phụ 21 tuổi 'đẻ rơi' con tại nhà
Cứu sống sản phụ người nước ngoài  bị vỡ tử cung nguy kịch
Bà bầu mắc cúm A ảnh hưởng thế nào, phòng tránh ra sao?
Nỗi niềm khó nói tuổi xế chiều
Quý ông 'rủ nhau' khám bệnh tình dục sau Tết
Hậu quả tai hại sau một lần trót thèm 'của lạ'
Chữa bệnh huyết trắng có mùi hôi
Gần 7.000 khách hàng được cung cấp dịch vụ SKSS tại Hội KHHGĐ tỉnh Bình Dương
Mang thai tuần 36 vẫn quyết mổ sớm để... tránh tuổi xung khắc
Thai phụ suýt gây hoạ lớn do từ chối đến phòng khám
Hội KHHGĐ tỉnh Quảng Bình tuyên truyền chăm sóc SKSS/KHHGĐ qua Facebook, Zalo
Tết Nguyên đán, thời điểm vàng “hâm nóng” tình yêu: Bí quyết giúp nam giới tự tin hết “yếu”
Phòng khám Hội KHHGĐ Việt Nam nâng cao hiệu quả nhờ đa dạng các dịch vụ SKSS/KHHGĐ
Tranh cãi hình ảnh sản phụ được “bọc kín” trong túi nylon khi xuất viện
Nỗi khổ của quý ông từ 'thủ phạm' bao cao su
Khám sức khỏe tiền hôn nhân gồm những gì, những ai nên thực hiện?
Trẻ vị thành niên chiếm 20% các ca mang thai tại Việt Nam
Xem thêm