Chủ nhật, 19/05/2024 07:32
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 08/01/2021 06:00

Con há miệng khi ngủ tưởng dễ thương nhưng tiềm ẩn điều nguy hiểm không ngờ

Một số bậc cha mẹ cảm thấy hình ảnh con ngủ há miệng thật dễ thương và ngọt ngào. Tuy nhiên, điều này có thể tiềm ẩn một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Chúng ta được tạo ra tự nhiên để thở bằng mũi và có một số lý do cho điều đó. Lợi ích của việc thở bằng mũi gồm:

Mũi lọc không khí mà chúng ta đang hít thở, loại bỏ chất độc và các phần tử lạ. Thêm vào đó, không khí được làm ẩm trong đường đi của mũi.

Mũi làm ấm không khí để nhiệt độ của nó trở nên phù hợp với phổi.

Mũi giúp chúng ta ngửi thấy thế giới xung quanh.

Mặc dù thở bằng miệng đôi khi là điều bình thường nhưng phần lớn chúng ta thở bằng mũi.

Có nhiều vấn đề y tế có thể khiến trẻ thở bằng miệng bao gồm nghẹt mũi (do dị ứng, viêm xoang hoặc các vấn đề khác), viêm hoặc các loại vật cản khác nhau, chẳng hạn như polyp. Một số người hình thành thói quen thở bằng miệng từ nhỏ.

Nếu con thường xuyên há miệng khi ngủ thì đây là dấu hiệu đáng lưu ý vì trẻ thở bằng miệng có thể dẫn tới một số vấn đề sức khỏe.

tre ngu ha mieng Giadinhvietnam (4)

Ảnh minh họa.

Chứng ngưng thở lúc ngủ

Theo các bác sĩ, thở bằng miệng có thể gây ra chứng ngưng thở khi ngủ hoặc làm trầm trọng thêm chứng ngưng thở khi ngủ nếu người bệnh đã mắc phải và đây là một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất đối với sức khỏe của thói quen thở này.

tre ngu ha mieng Giadinhvietnam (5)

Ảnh minh họa.

Ngưng thở khi ngủ là một chứng rối loạn giấc ngủ xảy ra khi hơi thở của một người đột ngột ngừng lại và sau đó bắt đầu lại. Các triệu chứng của chứng ngưng thở khi ngủ bao gồm ngừng thở đột ngột trong khi ngủ, ngáy to, thức dậy với miệng khô, mất ngủ và mệt mỏi vào ban ngày. Bản thân chứng ngưng thở khi ngủ rất nguy hiểm, nó có thể gây ra các vấn đề sức khỏe khác như tim, gan và các vấn đề trao đổi chất.

Khô miệng và sâu răng

Khi chúng ta thở bằng miệng, luồng không khí sẽ làm khô môi và toàn bộ miệng, bao gồm cả nướu. Kết quả có những thay đổi trong vi khuẩn sống tự nhiên trong miệng gây sâu răng và các vấn đề về nướu.

tre ngu ha mieng Giadinhvietnam (1)

Ảnh minh họa.

Khớp cắn kém và các vấn đề về răng hàm

Thói quen dùng miệng thay vì dùng mũi để thở sẽ dẫn đến một loạt các vấn đề về răng và hàm. Răng khấp khểnh, khớp cắn xấu, lệch lạc và cười hở lợi chỉ là một số trong số đó.

tre ngu ha mieng Giadinhvietnam (2)

Ảnh minh họa.

Một khuôn mặt dài và hẹp

Theo các nghiên cứu, thói quen thở bằng miệng và sai vị trí lưỡi khiến phần dưới của khuôn mặt trở nên dài hơn. Những đặc điểm này khá nổi bật ở trẻ sau 5 tuổi, ngoài việc nửa dưới của khuôn mặt dài ra, thở bằng miệng có thể dẫn đến mặt lồi với cằm nhỏ và trán dốc.

Nếu bạn nhận thấy trẻ thở bằng miệng hoặc bất kỳ vấn đề hô hấp nào khác, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Chỉ những bác sĩ có chuyên môn mới có thể chẩn đoán cho con bạn và đưa ra những hướng dẫn y tế cần thiết.

-> Điều gì xảy ra với cơ thể nếu ngừng ăn thực phẩm chế biến từ sữa?

T. Linh (Theo Brightside)  
4 lý do đàn ông lười “yêu”
Cưới chồng 3 năm không thể mang thai, bác sĩ kết luận do thói quen từ 10 năm trước
Ăn trứng vịt lộn có thực sự giúp quý ông “sung mãn”?
Nam giới ăn giò lợn, chân dê tăng cường 'chuyện ấy' được không?
8.000 trẻ em Việt mắc bệnh tan máu bẩm sinh mỗi năm: 'Đau đầu' bài toán sức khoẻ giống nòi
Phụ nữ sau tuổi 30 kiểm tra ngay 4 điều này để phòng ngừa bệnh tật
Vỡ thai ngoài tử cung do chủ quan: Bác sĩ chuyên khoa nói gì?
Cảnh báo “dọn” bikini quá thường xuyên làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khó chịu tái phát
Thói quen khi tắm khiến phụ nữ mắc bệnh phụ khoa
Quyết sang trời Tây học tập, nữ tiến sĩ hối hận khi ngày trở về không thể sinh con
Căng thẳng làm giảm khả năng mang thai của phụ nữ?
Chuyện 'yêu' ở người cao tuổi: Bao nhiêu là đủ?
Ngân hàng tinh trùng: Giúp nam giới đảm bảo khả năng sinh sản trong tương lai
Vì sao các cặp đôi sắp sinh con đều thích ăn dâu tây?
Nam giới có con ở độ tuổi nào là tốt nhất?
Phát bệnh vì kiêng cữ sau sinh theo tục lệ dân gian
Uống thuốc tránh thai lùi ngày 'đèn đỏ' được không?
Mất hứng “chuyện ấy” sau sinh con
'Kiêng' để dự trữ tinh trùng: Nên không?
Dùng thuốc tiêm tránh thai làm tăng nguy cơ u não gấp 5 lần
Xem thêm