Thứ ba, 30/04/2024 23:22
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 28/05/2022 05:30

Trắng đêm mưu sinh ở chợ Long Biên

Đêm muộn khi cả thủ đô chìm vào giấc ngủ sau một ngày nhộn nhịp, ồn ào mưu sinh, đó cũng là lúc những phận đời nơi chợ đêm Long Biên bước vào công việc nặng nhọc.

Trắng đêm mưu sinh chợ đêm Long Biên

Chợ đêm Long Biên - Hà Nội được xem là một trong những chợ đầu mối lớn nhất miền Bắc phân phối số lượng lớn các mặt hàng nông sản phục vụ cho hầu hết các tỉnh. Vì thế, thay vì vẻ trầm lắng ban ngày, khoảng 2 giờ sáng khi cả thành phố đang say giấc ngủ khu chợ này mới thực sự sôi động với công việc cho ngày mới.

z3

Mỗi chuyến kéo hàng những người cửu vạn phải đi đoạn đường khoảng từ 200 - 500m. Ai cũng gấp gáp, chạy ngược, chạy xuôi bất kể hàng nặng hay nhẹ để có thể kéo được nhiều hàng nhất.

Kéo xe hàng ở chợ đêm Long Biên đã gót ghét hai chục năm, bà Lan (57 tuổi, quê Hưng Yên) được coi là gương mặt quen tại đây. Chồng bị bại não, mất khả năng lao động, tiền thuốc men hàng tháng và mọi việc lớn nhỏ của gia đình trông cậy hết cả vào bà nên đêm nào bà Lan cũng phải tranh thủ để kịp ra chợ bốc hàng thuê.

Bà Lan tâm sự, vì gia cảnh éo le nên ở cái tuổi lẽ ra phải được an nhàn, con cháu đề huề nhưng vì cuộc sống mưu sinh, miếng cơm manh áo nên bà phải chấp nhận gồng mình với công việc nặng nhọc.

z7

Người lao động nơi đây phải chắt chiu từng đồng để lo cho cuộc sống

"Thời gian mà đáng ra được nghỉ thì mình lại lao động, thậm chí là lao động nặng. Kéo xe hàng 3 tạ mà tiền công chỉ được có 30.000 đồng. Cũng may trời phù hộ cho sức khỏe cô mới có thể chạy đi chạy lại thâu đêm suốt sáng, chứ ốm ra đấy thì không biết sẽ thế nào", bà Lan chia sẻ.

Lau vội những giọt mồ hôi đang chảy ròng trên khuôn mặt đỏ ửng hằn lên những vết khẩu trang, bà Lan cho biết hôm nay bà mới kéo được 3 chuyến hàng. Ngày trước bà kiếm được 200 đến 300 nghìn đồng mỗi ngày, vào các ngày tuần rằm, lễ tết thì thu nhập được khá hơn khoảng 400 nghìn đồng mỗi đêm.

Tuy nhiên, từ sau đợt dịch COVID - 19, lao động đổ về chợ làm "cửu vạn" ngày một nhiều nên có những ngày bà phải giành giật từng xe hàng mà thu nhập cũng chẳng bõ bèn gì so với trước.

z8

Việc thức đêm và lao động nặng nhọc đã trở thành công việc hàng ngày của những người lao động chợ Long Biên

Thời điểm nhộn nhịp nhất của chợ đêm Long Biên là từ khoảng 1 giờ đêm đến 6 giờ sáng. Vào khoảng thời gian này những chiếc xe tải lớn nhỏ chở hàng hóa cao ngất ngưởng trong Nam, ngoài Bắc sẽ đổ về, đó cũng là lúc những người cửu vạn nơi đây tất bật với công việc.

Biết trước khung giờ hàng về nên từ sớm ngoài cổng chợ đội khuân vác đã đông đủ, họ ăn vội lưng bát cơm nguội mang theo và sẵn sàng vào việc.

Anh Lê Viết Thắng (40 tuổi) tâm sự, làm nghề bốc vác cần phải có sức khỏe dẻo dai mới bám trụ được. Làm ở đây chẳng biết ngày nghỉ là gì, có sức khỏe ngày nào thì phải tranh thủ kiếm tiền ngày đó.

"Đêm nào cũng vậy, tôi tranh thủ ra chợ tìm mối bốc thuê. Mỗi chuyến xe kéo 3 tới 4 tạ hàng được 30.000 - 50.000 đồng. Thỉnh thoảng chủ thấy kéo hàng vất vả quá họ cho thêm 5.000 - 10.000 đồng. Đi làm thuê cực khổ được thêm 1- 2 nghìn đồng cũng quý", anh Thắng cho biết.

Vất vả là vậy nhưng anh Thắng cho biết, mỗi đêm anh đều cố gắng kéo nhanh sao cho được nhiều chuyến nhất, thậm chí anh còn tự đặt ra mục tiêu mỗi ngày đi làm phải kéo được 20 chuyến hàng. Khi mặt trời ló rạng thì ai thuê việc gì anh cũng làm để kiếm thêm tiền trang trải cuộc sống và nuôi con ăn học.

Niềm hy vọng dưới màn đêm

Chia sẻ về công việc hàng ngày, lao động chợ Long Biên cho biết, thời điểm dịch bệnh COVID -19 bùng phát, nhiều thời điểm chợ bị cấm, hạn chế tụ tập đông người khiến việc mưu sinh của họ càng trở nên khó khăn. Hàng không có để bốc vác cũng đồng nghĩa với việc không có tiền trong khi các khoản chi tiêu mỗi ngày thuốc men, con cái học hành thì vẫn phải chi trả.

Anh Định (40 tuổi, quê Nam Định) - làm bốc tại chợ Long Biên cho biết, người làm nghề bốc vác nặng nhọc thường bị các bệnh về xương khớp. Hồi mới lên Hà Nội làm thuê, anh phải cố gắng vật lộn để mong kiếm được việc làm ổn định, có thu nhập gửi về nuôi con nhưng cuối cùng chỉ có nghề bốc vác là anh còn trụ được.

z9

Sau những mảnh đời mưu sinh nơi chợ đêm Long Biên là biết bao niềm hi vọng, cố gắng để cuộc sống ấm no hơn.

Anh tâm sự, hoàn cảnh anh khó khăn, vợ bỏ đi, các con còn nhỏ lại thêm bố mẹ già nên 10 năm nay ăn gắn bó với chốn thị thành để lo cho cả nhà. Nhiều hôm ốm anh cũng không dám nghỉ vì sợ những mối hàng cũ sẽ thuê thợ khác.

Không chỉ anh Định, hầu hết những phận đời mưu sinh ở chợ đêm Long Biên đều vất vả, cơ cực nhưng họ coi gia đình, con cái như điểm dựa để có thêm niềm tin, hy vọng vào cuộc sống. Tuy vất vả, cực nhọc nhưng nhìn thấy các con có đủ cơm ăn áo mặc, được học hành đến nơi đến chốn là trong lòng lại vui mừng để tiếp tục công việc.

"Ai chẳng muốn được làm những công việc nhẹ nhàng nhưng chúng tôi là những người ít học, trình độ không có nên đâu còn sự lựa chọn nào khác ngoài công việc bán sức lao động này để lo cho con cái", một người lao động tại chợ đêm Long Biên tâm sự.

Chợ đêm Long Biên đã từng cưu mang nhiều mảnh đời cơ cực, hầu hết những người bốc vác tại đây đều có thâm niên hàng chục năm làm việc. Công việc, cuộc sống chưa bao giờ là dễ dàng nhưng với họ niềm tiên đang được gửi gắm vào tương lai nơi con cái họ đang được lớn lên đủ đầy và được đến trường như chúng bạn.

Hải Phượng  
Vụ “chặt chém” khách Tây 3 quả dứa 500 nghìn đồng gây xôn xao dư luận
Du khách tới huyện đảo Vân Đồn không được mang theo các sản phẩm nhựa
Dự báo thời tiết 30/4: Miền Bắc nhiều nơi nắng gắt, đêm có mưa giông
Lễ thượng cờ thiêng liêng mừng chiến thắng 30/4 tại quảng trường Ba Đình
Sôi động Khai mạc Giải đua ngựa Shanrila Mường Lò trong rừng trúc đẹp nhất Việt Nam
Đau bụng âm ỉ cả tháng, bất ngờ phát hiện xương cá đâm xuyên thành ruột
Nắng nóng gay gắt trên cả nước kéo dài đến khi nào?
Lễ hội du lịch Sầm Sơn 2024: Rực rỡ sắc màu
Nắng nóng, người dân đổ xô đến Công viên nước Hồ Tây
Nắng nóng chưa từng có dịp nghỉ lễ: Làm gì để thanh lọc, làm mát cơ thể mỗi ngày?
Người trẻ háo hức thanh lọc cơ thể để lên outfit chơi lễ
Mê mẩn góc check-in trên con tàu biểu tượng chim Hạc 
Có gì trên chiếc thắt lưng đắt nhất thế giới giá 1,8 tỷ đồng?
Vì sao máy điều hòa có mùi hôi?
Cùng ngư dân Thanh Hóa thắp sáng đèn trên biển
Gần 1,500 vận động viên tham gia Hội khỏe Phù Đổng Cúp Nestlé MILO lần thứ VII
Vì sao công nghệ, máy móc ngày càng hiện đại nhưng con người lại bận rộn hơn?
5 lý do nên chọn du học nghề Đức tại Cao đẳng Việt Mỹ Hà Nội
89% khách đi buýt điện là người đi làm
Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng ngày lễ 30/4 - 1/5
Xem thêm