Thứ năm, 02/05/2024 19:11
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 06/02/2021 04:02

Suýt mất mạng vì ong đốt

Ngày 5/2, BS.CKII Phạm Thanh Phong – Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTW CT) cho biết, các bác sĩ bệnh viện vừa cứu sống bệnh nhân bị ong đốt, suy hô hấp, nguy kịch.

Trước đó, vào ngày 29/1 bệnh nhân N.L.T. (16 tuổi, ngụ tại Phong Điền, Cần Thơ) bị ong đốt vào chân, sau đó nổi mẩn đỏ toàn thân, khó thở, tím tái, mạch nhanh nhẹ, huyết áp không đo được nên đến bệnh viện địa phương cấp cứu, bệnh nhân được xử trí sốc phản vệ sau đó chuyển đến BVĐKTW CT điều trị.

Thời điểm nhập viện, bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch, bị nổi mề đay toàn thân, phù mi mắt hai bên, mạch nhanh nhỏ, huyết áp giảm nặng, tình trạng khó thở, tím tái có chỉ định hô hấp hỗ trợ và tiếp tục điều trị theo phác đồ sốc phản vệ.

211111

Bệnh nhân hồi phục tốt sau điều trị .

Sau đó, bệnh nhân được chuyển đến khoa Hồi sức tích cực – chống độc điều trị. Các chỉ số xét nghiệm suy đa cơ quan, chức năng gan và thận suy giảm, tổn thương cơ tim. Hội chẩn thống nhất chẩn đoán: Choáng phản vệ mức độ nặng, do ong đốt biến chứng suy đa cơ quan, rối loạn đông máu.

Bệnh nhân được điều trị tích cực theo phác đồ sốc phản vệ phối hợp lọc máu liên tục. Sau 56 giờ lọc máu liên tục, bệnh nhân đã tỉnh táo, các chỉ số suy tạng cũng dần trở lại giá trị bình thường. Sáng ngày 5/2, bệnh nhân tỉnh, sinh hiệu ổn định.

BS.CKII Dương Thiện Phước - Trưởng khoa Hồi sức tích cực - chống độc BVĐKTW CT cho biết: Sốc phản vệ là tai biến dị ứng nghiêm trọng, gây tử vong nếu không được chẩn đoán và xử lý kịp thời. Các triệu chứng xuất hiện nhanh, ngay lập tức hoặc 30 phút sau khi dùng thuốc, thử test, bị ong đốt hoặc sau khi ăn một loại thức ăn lạ. Các đường đưa thuốc vào cơ thể: Tĩnh mạch, tiêm bắp, dưới da, trong da, uống, xông, bôi ngoài da, nhỏ mắt... đều có thể gây sốc phản vệ.

BS.CKII Dương Thiện Phước cho biết thêm, khi bị ong đốt phải đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất khi bệnh nhân có các biểu hiện khó chịu như: Đau nhiều, sưng nề nhiều vùng bị đốt, mẩn ngứa, khó thở, mệt nhiều… nếu bị ong đốt nhiều nốt hoặc bị đốt ở các vị trí như đầu, mặt, cổ thì có thể nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, bên cạnh việc phòng ngừa chúng ta cần biết cách xử trí đúng cách khi bị ong đốt để xử lý kịp thời những dấu hiệu nguy hiểm.

Kim Thoại  
Gần 1.500 công trình đề cử tham gia giải thưởng VinFuture 2024
Lên núi Thạch Bàn tận mắt xem nơi tiên đánh cờ
Ngắm bình minh đẹp như tranh vẽ tại bến Ninh Kiều, chợ nổi Cái Răng
'Ngân hàng sữa mẹ” cưu mang sức khỏe đầu đời cho trẻ sơ sinh
Đồng hồ 7 tỷ đồng xem giờ bằng cách… đếm hoa
Hơn 400 người thương vong do TNGT trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5
Đột nhập bệnh viện đánh thuốc mê trộm tài sản
5 món lẩu chay nghe lạ tai nhưng thơm ngon, thanh lành
Messi, Ronaldo đi giày của hãng nào?
Gửi 50 đơn hàng đồ ăn đến nhà chơi khăm bạn gái cũ
Toàn quốc xảy ra 277 vụ TNGT, làm 109 người chết trong 4 ngày nghỉ lễ
Vụ “chặt chém” khách Tây 3 quả dứa 500 nghìn đồng gây xôn xao dư luận
Vụ hai xe khách tông nhau ở Gia Lai: 1 xe chạy tốc độ 84km/h
Du khách tới huyện đảo Vân Đồn không được mang theo các sản phẩm nhựa
2 xe khách chở trên 50 người tông nhau, nhiều người thương vong
Dự báo thời tiết 30/4: Miền Bắc nhiều nơi nắng gắt, đêm có mưa giông
Lễ thượng cờ thiêng liêng mừng chiến thắng 30/4 tại quảng trường Ba Đình
Sôi động Khai mạc Giải đua ngựa Shanrila Mường Lò trong rừng trúc đẹp nhất Việt Nam
Xem pháo hoa dịp lễ 30/4 - 1/5 ở đâu?
Hơn 10.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trong 3 ngày đầu kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5
Xem thêm