Thứ tư, 18/09/2024 16:04     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 07/09/2024 07:00

Sai lầm khi đập trứng vào bát gây nguy hại cả nhà

Đập vỏ trứng vào miệng bát là thói quen nấu nướng của nhiều người, tuy nhiên nó có thể rất nguy hại cho sức khỏe của cả gia đình.

Có nên đập trứng bằng miệng bát?

Hầu hết mọi người đều quen với việc sử dụng miệng bát để đập vỡ vỏ trứng, cách này rất tiện lợi và nhanh chóng trong quá trình nấu ăn. Tuy nhiên, phương pháp này có thể tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn, ngộ độc thực phẩm.

Theo các chuyên gia từ trang web nấu ăn "The Kitchn", khi đập trứng bằng miệng bát, những mảnh vỏ trứng nhỏ có thể rơi vào bát và mang theo vi khuẩn salmonella, làm nhiễm bẩn lòng trắng và lòng đỏ trứng. Nếu trứng không được nấu chín hoàn toàn sau đó, có thể xảy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm nếu ăn phải.

Ảnh minh họa

Chuyên gia về chất độc Zhao Mingwei (Đài Loan, Trung Quốc) cho biết nếu vỏ trứng không được rửa sạch và chất lỏng bên trong trứng bị nhiễm bẩn có thể dễ dàng dẫn đến ngộ độc salmonella.

Các vụ ngộ độc thực phẩm do salmonella gây ra cũng rất phổ biến trên toàn thế giới, năm 2018 các bệnh do vi khuẩn salmonella gây ra chiếm khoảng 1/3 dân số thể giới, chủ yếu tại các nước thuộc Liên minh Châu Âu.

Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), sau khi vô tình ăn phải vi khuẩn salmonella, cơ thể con người thường bị bệnh trong vòng 4 đến 48 giờ. Các triệu chứng bao gồm tiêu chảy, đau bụng, ớn lạnh, sốt, buồn nôn và nôn, sau đó tự phục hồi, nhưng một số người có thể trở thành người mang mầm bệnh và 5% số người nhiễm bệnh có thể phải đối mặt với những nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng hơn.

Đối với bệnh viêm dạ dày ruột do nhiễm khuẩn salmonella, FDA cho biết việc điều trị chủ yếu tập trung vào việc bổ sung chất lỏng và chất điện giải, không cần sử dụng kháng sinh đặc biệt. Tuy nhiên, ở trẻ sơ sinh, người già, bệnh nhân có hệ miễn dịch yếu và các nhóm nguy cơ cao khác, nên cân nhắc điều trị bằng kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng nghiêm trọng nếu sốt cao kéo dài hoặc nghi ngờ nhiễm khuẩn huyết.

Đập trứng thế nào mới đúng?

Theo đầu bếp lừng danh nổi tiếng của thế giới Jaques Pépin cho rằng thay vì đập trứng bằng miệng bát, các bà nội trợ chỉ nên đập trứng vào mặt phẳng.

Ông giải thích rằng, cách đập trứng độc đáo này sẽ ngăn ngừa được vi khuẩn từ vỏ trứng xâm nhập trực tiếp vào lòng trắng và lòng đỏ. Ngoài ra, người chế biến còn nhận được một lợi ích nữa chính là không có vỏ trứng trong tô, lòng đỏ không bị vỡ hoặc nát.

Ảnh minh họa

Để thực hiện được cách đập trứng này, mỗi người chỉ cần đập quả trứng lên mặt phẳng với một lực đủ mạnh, chắc tay. Sau đó, đẩy vỏ trứng bằng ngón tay cái. Đó là cách đập trứng đúng chuẩn nhất mà các siêu đầu bếp thường áp dụng.

Bên cạnh đó, người nội trợ cần rửa tay trước khi đánh trứng, rửa sạch vỏ trứng và nấu chín trứng, nhiệt độ đun nóng ít nhất phải trên 71 độ C để tiêu diệt hết vi khuẩn salmonella.

Đặc biệt, không sử dụng trứng có dấu hiệu bị nứt, lõm vỏ. Trứng gà chất lượng kém có thể xuất hiện vết rạn nứt trên vỏ, vết lõm, dập, lòng trắng trứng tràn ra ngoài, hoặc thấy có vết loang trên vỏ tựa như một góc bức tường bị ẩm mốc. Tuyệt đối không luộc và ăn quả trứng vỡ, tránh nguy cơ nhiễm khuẩn.

Phương Anh  
Mệt mỏi sau cuộc 'yêu': Bình thường hay bất thường?
Lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần đầu giúp an toàn cả mẹ và con
Kiểm soát suy thận độ 1 do sỏi thận, suy thận cấp
Thực phẩm mua từ siêu thị có cần rửa trước khi chế biến không?
Vì sao phụ nữ mang thai mắc hội chứng 'não cá vàng'?
Hạn sử dụng bánh trung thu bao lâu, còn thừa phải bảo quản thế nào?
Lo sợ ảnh hưởng thai nhi, mẹ bầu tìm cách 'trốn' bác sĩ
Cách giảm đường huyết từ 13 về 6.6mmol/l chỉ sau 3 tháng
Thực hư bổ sung vitamin tổng hợp làm tăng nguy cơ tử vong
Hút chân không thực phẩm cứu trợ lũ lụt dễ sinh vi khuẩn cực độc
Nguy cơ mắc 'bệnh khó nói' khi dầm mình trong nước lũ
Tích trữ đồ ăn phòng lũ biết 7 điều này để đảm bảo an toàn
2 mẹ con cùng mắc ung thư sau thời gian dùng khung lốp xe ô tô làm bếp nướng
Khuyến cáo người dân không dùng gia cầm chết chế biến thực phẩm
Bị vảy nến 20 năm, anh Thái đã hết tự ti nhờ…
Việc cần làm để an toàn, phòng chống dịch bệnh mùa lũ
Làm gì để phòng bệnh ngoài da khi lội nước?
81 tuổi không lo thiếu máu cơ tim, suy tim nhờ cách này
5 bệnh thường gặp sau mưa bão, biết những điều này để an toàn cho cả nhà
Thường xuyên thức giấc lúc 3 - 4 giờ sáng là chứng bệnh gì?
Xem thêm