Thứ năm, 16/05/2024 00:36
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 30/10/2023 05:00

Ăn nhiều trứng gà chữa yếu sinh lý được không?

Chữa yếu sinh lý bằng trứng gà là mẹo dân gian được nhiều người truyền tai nhau và áp dụng. Tuy nhiên “bí quyết” này có thật sự hiệu quả?

Yếu sinh lý chỉ cần nhắc đến thôi cũng khiến nam giới phải sợ hãi. Chứng bệnh này không chỉ có tác động đến sức khỏe của họ mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống tình cảm hôn nhân gia đình.

Do đó, không ít người đã mách nhau mẹo dân gian như ăn thật nhiều trứng gà để tăng cường sinh lý, giúp quý ông trở nên sung mãn hơn. Vậy thực hư việc chữa yếu sinh lý bằng trứng gà, liệu có hiệu quả như lời đồn?

Empty

Ảnh minh họa

Theo bác sĩ Nguyễn Thế Lương - Bệnh viện Thận Hà Nội, yếu sinh lý hay rối loạn cương dương, "trên bảo dưới không nghe" là bệnh lý "khó nói", ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống tình dục của nam giới. Đây là tình trạng dương vật khó có khả năng cương cứng hoặc duy trì sự cương cứng trong quá trình quan hệ tình dục.

Từ hàng ngàn năm nay, con người đã đi tìm các phương thuốc để chữa yếu sinh lý. Trong đó, không ít người cho rằng trứng gà là nguyên liệu rất có lợi cho sinh lý nam. Protein trong trứng sẽ giúp kích thích sản sinh dồi dào hormon và các axit amin. Cùng với đó lipid, cholesterol, phospholipid, triglyceride… trong lòng đỏ trứng sẽ giúp kích thích sản sinh tinh trùng rất tốt.

Tuy nhiên, theo vị bác sĩ chưa có một bằng chứng khoa học rõ ràng khẳng định điều này. Có thể thực tế, người ta thấy ăn trứng có thể giúp nam giới tăng ham muốn. Nhưng nó có thể đúng với người này mà không đúng với người kia. Điều quan trọng chúng ta không biết là cần phải ăn bao nhiêu quả trứng mới có tác dụng.

Empty

Ảnh minh họa

Chia sẻ về vấn đề này, bác sĩ Nguyễn Trọng Hoàng Hiệp - Trung tâm Y học giới tính, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội cho rằng, trứng gà là món ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, lipid, canxi, vitamin A, B, C, glucid, sắt, beta carotene tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, trứng gà chỉ có tác dụng bồi bổ sức khỏe chứ không phải là bài thuốc cải thiện chuyện chăn gối.

Thậm chí, sử dụng trứng gà sống cũng cần lưu ý đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì trứng gà sống có thể chứa Salmonella – một loại vi khuẩn có hại được tìm thấy nhiều ở vỏ. Trứng gà sống không được bảo quản tốt có nguy cơ bị nhiễm khuẩn và có thể gây ngộ độc. Người trên 65 tuổi, suy giảm miễn dịch, bệnh tiểu đường, HIV và u ác tính không nên ăn.

Ngoài ra, hàm lượng đạm và cholesterol trong trứng gà cao nên nam giới không nên ăn quá nhiều. Cụ thể, không nên ăn quá hai lòng đỏ trứng mỗi ngày và không quá ba lòng đỏ trứng mỗi tuần, làm tăng nguy cơ béo phì, gout và nhiều bệnh lý khác. Người bị béo phì, máu nhiễm mỡ, bệnh tim mạch hay huyết áp cao không nên lạm dụng.

Bên cạnh đó, protein trong trứng nấu chín dễ tiêu hóa hơn so với protein trong trứng sống. Nếu ăn trứng sống có thể không hấp thu được tất cả protein, dễ gây đầy bụng, sình hơi.

Theo bác sĩ Hiệp, thay vì ăn nhiều trứng gà, nam giới nên tăng cường tiêu thụ các món như hành tây, giá đỗ, hạnh nhân, hải sản như tôm, cua, hàu, mực. Duy trì lối sống lành mạnh, không ăn uống thất thường, nghiện bia, rượu, thuốc lá, ít vận động. Hạn chế căng thẳng, sống vui vẻ, thoải mái.

Dành 15 đến 30 phút mỗi ngày cho tập luyện thể thao, nghỉ ngơi và thư giãn. Trường hợp nam giới mắc các bệnh lý nam khoa ảnh hưởng đời sống tình dục và sinh sản, cần khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để có hướng điều trị phù hợp.

-->> Tinh trùng tồn tại được bao lâu ở môi trường ngoài?

Thúy Ngà  
4 lý do đàn ông lười “yêu”
Cưới chồng 3 năm không thể mang thai, bác sĩ kết luận do thói quen từ 10 năm trước
Ăn trứng vịt lộn có thực sự giúp quý ông “sung mãn”?
Nam giới ăn giò lợn, chân dê tăng cường 'chuyện ấy' được không?
8.000 trẻ em Việt mắc bệnh tan máu bẩm sinh mỗi năm: 'Đau đầu' bài toán sức khoẻ giống nòi
Phụ nữ sau tuổi 30 kiểm tra ngay 4 điều này để phòng ngừa bệnh tật
Vỡ thai ngoài tử cung do chủ quan: Bác sĩ chuyên khoa nói gì?
Cảnh báo “dọn” bikini quá thường xuyên làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khó chịu tái phát
Thói quen khi tắm khiến phụ nữ mắc bệnh phụ khoa
Quyết sang trời Tây học tập, nữ tiến sĩ hối hận khi ngày trở về không thể sinh con
Căng thẳng làm giảm khả năng mang thai của phụ nữ?
Chuyện 'yêu' ở người cao tuổi: Bao nhiêu là đủ?
Ngân hàng tinh trùng: Giúp nam giới đảm bảo khả năng sinh sản trong tương lai
Vì sao các cặp đôi sắp sinh con đều thích ăn dâu tây?
Nam giới có con ở độ tuổi nào là tốt nhất?
Phát bệnh vì kiêng cữ sau sinh theo tục lệ dân gian
Uống thuốc tránh thai lùi ngày 'đèn đỏ' được không?
Mất hứng “chuyện ấy” sau sinh con
'Kiêng' để dự trữ tinh trùng: Nên không?
Dùng thuốc tiêm tránh thai làm tăng nguy cơ u não gấp 5 lần
Xem thêm