Thứ năm, 03/07/2025 01:57     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Chủ nhật, 01/06/2025 11:02

Biết 2 tác hại này, 3 đối tượng sau tuyệt đối tránh xa tai nghe

Trong một thế giới ồn ào và đầy xao động, tai nghe trở thành “vật bất ly thân” của nhiều người từ đi làm, học tập cho đến thư giãn. Tuy nhiên, đằng sau sự tiện lợi và riêng tư ấy là những nguy cơ sức khỏe đang bị xem nhẹ, đặc biệt là với đôi tai.

Không thể phủ nhận lợi ích mà tai nghe mang lại trong việc giúp người dùng tập trung, giảm bớt tiếng ồn từ môi trường và tận hưởng âm nhạc một cách riêng tư. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, việc sử dụng tai nghe quá lâu hoặc với âm lượng lớn có thể gây hại nghiêm trọng đến thính giác.

CDC Hoa Kỳ (Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh) đã đưa ra khuyến cáo rõ ràng: người dùng nên tuân thủ quy tắc 60/60, không nghe quá 60 phút mỗi lần và âm lượng không vượt quá 60% mức tối đa. Vượt qua ngưỡng này, đôi tai sẽ đứng trước nguy cơ tổn thương nghiêm trọng.

Ảnh minh họa

Điều gì xảy ra nếu dùng tai nghe quá nhiều?

Đau, viêm tai, nhiều ráy tai hơn

Lạm dụng tai nghe dễ khiến tai bị viêm. Việc thường xuyên sử dụng tai nghe nhét tai trong thời gian dài có thể vô tình đẩy ráy tai từ ống tai ngoài vào sâu bên trong. Lâu ngày tích tụ lại có thể gây giảm thính lực, cảm giác ù tai và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Bên cạnh đó, cảm giác rõ rệt nhất khi đeo tai nghe quá nhiều là đau tai. Đeo tai nghe nhét tai lâu khiến tai bị ép chặt như đang bị đè lên xương trong ống tai, áp lực tăng lên sẽ gây ra cảm giác đau đớn, khó chịu ở tai trong

Chóng mặt, ù tai, thậm chí mất thính lực

Âm thanh quá lớn với tai là một dạng tiếng ồn gây áp lực lên ống tai, khiến màng nhĩ và chuỗi xương tai bị rung, dẫn đến dịch lympho trong tiền đình tai dao động. Chuỗi phản ứng này có thể gây ra cảm giác chóng mặt như say xe.

Đồng thời, tiếng ồn quá lớn sẽ làm hỏng các tế bào lông trong ốc tai gây ra các âm thanh gián đoạn hoặc kéo dài trong tai hoặc đầu. Hiện tượng này được gọi là ù tai trong y học.

Dùng tai nghe thế nào cho an toàn?

Ngoài việc tuân thủ nguyên tắc về âm lượng và thời gian, khi chọn mua tai nghe cũng có một vài điều cần lưu ý. Trước hết, bạn cần xác định xem mình có mắc các bệnh lý liên quan đến ống tai hay viêm tai giữa không. Sau đó, tùy theo mục đích sử dụng mà chọn loại tai nghe phù hợp và thoải mái nhất với bản thân.

Tai nghe chụp tai thường phù hợp với đa số người nhưng với người đeo kính thì lại không thoải mái lắm vì phần chụp tai nếu quá chặt có thể gây áp lực lên thái dương, làm kích thích dây thần kinh dưới da và gây nhức đầu.

Ngoài ra, tai nghe cũng cần được vệ sinh và bảo quản thường xuyên. Có thể dùng khăn khô, tăm bông, tăm, hoặc máy sấy lạnh/thổi nhẹ để làm sạch.

Ảnh minh họa

Trường hợp nào không nên đeo tai nghe?

Không đeo tai nghe khi ngủ

Nếu thật sự cần đeo cũng nên tránh tai nghe nhét tai hoặc chụp tai vì chúng có thể gây cản trở giấc ngủ. Tai nghe có dây còn dễ gây nguy hiểm do dây bị quấn.

Không nên đeo tai nghe khi ra ngoài

Vì tai nghe dễ làm bạn mất tập trung, giảm khả năng quan sát môi trường xung quanh, không nghe được tiếng còi xe, chuông cảnh báo,… dẫn đến nguy cơ tai nạn giao thông.

Người bị chàm tai hoặc viêm tai giữa không nên đeo tai nghe

Những người có bệnh lý tai nếu dùng tai nghe sẽ làm giảm sự thông thoáng của ống tai khiến dịch tiết khó thoát ra, tai nghe cũng dễ bị nhiễm bẩn và khiến tình trạng viêm nặng hơn, cản trở quá trình điều trị và hồi phục.

T. Linh (Theo Aboluowang)  
Vì sao ngồi nhiều gây đau lưng, có nguy hiểm không?
Bệnh nhân trẻ thoát nguy cơ đột tử sau cơn ngất xỉu nhờ một loại máy
Sán dây dài 3 mét trú ngụ gần 1 năm trong bụng nam thanh niên
Mua sữa cho con cha mẹ kiểm tra kỹ 4 thành phần quan trọng
Ngạt mũi kéo dài, nam thanh niên 26 tuổi bất ngờ phát hiện khối sỏi 3cm trong mũi
Hoảng hồn bắt giun rồng dài 70 cm trong bắp chân
Chủ quan với dấu hiệu này, người phụ nữ chết lặng khi bị ung thư vú
Nhầm tưởng của cha mẹ về 4 loại nước uống khiến răng trẻ bị bào mòn nhanh chóng
Nghĩ viêm da, đi khám mới biết đã xuất hiện 6 dấu hiệu ung thư vú nhưng chủ quan làm ngơ
Nặn mụn tưởng vô hại nhưng tiềm ẩn rủi ro, cần tránh vùng “tam giác tử thần” trên mặt
Nam thanh niên 24 tuổi nhập viện sau 30 phút sử dụng 'đồ tự chế'
Khối nghỉ hè 'cầu cứu' vì thú vui hát karaoke của phụ huynh
Cưới nhau hơn 1 năm không có con, đi khám bất ngờ nguyên nhân từ chồng
Nhiễm trùng huyết nhập viện sau khi dùng tay nặn mụn bọc
Cách chăm sóc đúng khi bé bị viêm da
Dầu ô liu có tốt không, dùng thế nào cho đúng?
Ăn trái cây thay bữa sáng có được không?
Thay đổi trên da tiết lộ sức khỏe nội tiết ở nữ giới
5 lần chia tay bạn gái vì 'chuyện khó nói của quý ông'
Ứng dụng công nghệ laser trong điều trị bệnh trĩ
Xem thêm