Thứ hai, 13/05/2024 20:11
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 17/01/2022 07:00

"Rụng tóc cả nắm” hậu Covid-19, làm gì để lấy lại mái tóc xanh?

Khoảng 20 - 30% người sau khi khỏi Covid-19 gặp di chứng rụng tóc từ 3 đến 6 tháng, kể cả những người có triệu chứng nhẹ. Làm gì để lấy lại mái tóc xanh?

Theo các chuyên gia y tế, những người mắc Covid-19 sau khi khỏi bệnh có thể đối mặt với các di chứng hậu Covid như khó thở, hụt hơi, rối loạn tâm lý,... Thậm chí, thời gian gần đây, nhiều bệnh nhân sau khi khỏi bệnh còn gặp thêm tình trạng “rụng tóc cả nắm” khiến nhiều người thêm hoang mang, lo lắng.

hau covid

Nhiều nguyên nhân rụng tóc hậu Covid-19

Chia sẻ về vấn đề này, ThS Trần Quang Trọng - Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP.HCM) cho biết, rụng tóc là một trong những di chứng thường gặp hậu COVID-19. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến lo âu, vì thế người lạc quan sẽ tìm cách để giải tỏa từ phương pháp hợp lý hóa hay thăng hoa... Ví dụ tìm một lý do tích cực giải thích như rụng tóc là do nhiễm COVID-19 và tóc sẽ mọc lại trong thời gian tới. Nhưng với người bi quan sự việc này có thể khiến tâm lý ảnh hưởng nghiêm trọng.

"Tâm lý lạc quan rất quan trọng trong mùa dịch COVID-19, suy nghĩ những điều tích cực thì việc điều trị tốt hơn, tâm lý thoải mái và có con đường thoát ra. Ngược lại, nếu suy nghĩ tiêu cực như một vòng luẩn quẩn không lối thoát, dẫn đến lo nhiều", ông Trọng chia sẻ.

sk-rung-toc-10012022-1read-only-1641780699008709910845

Lượng tóc rụng trong một lần gội của người F0 sau khi khỏi bệnh

TS.BS Hoàng Thanh Tuấn - phụ trách tư vấn hỗ trợ online chăm sóc điều trị F0 tại nhà của Học viện Quân y cho rằng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến rụng tóc.

Đầu tiên là stress khi mắc bệnh. Trong vòng 2-3 tháng bị căng thẳng, tóc bắt đầu rụng. Tóc sẽ mọc lại sau khi chúng ta trải qua tình trạng rụng tóc (telogen effluvium), quá trình này thường mất 3 - 6 tháng.

“Hiện chưa có bằng chứng nCoV và quá trình điều trị Covid-19 trực tiếp gây ra tình trạng rụng tóc, mà có thể do stress khi nhiễm bệnh dẫn đến rụng tóc", bác sĩ Tuấn nói.

Ngoài ra, theo bác sĩ Tuấn, đại dịch phức tạp khiến người dân căng thẳng, vừa sợ nhiễm bệnh vừa lo kinh tế, dẫn đến tình trạng rối loạn tâm lý, tác động đến hệ miễn dịch, ảnh hưởng đến mầm chân tóc và gây rụng tóc. Giãn cách dài ngày khiến chế độ ăn không đa dạng do khan hiếm thực phẩm, mua bán khó khăn.

Bên cạnh đó, nhiều người lười chăm sóc tóc hoặc không ra ngoài, không tiếp xúc với nắng gió hay bụi bẩn nên lười gội đầu. Tóc càng dơ, càng ít được chăm sóc, càng bết dính, xẹp, rụng.

TS.BS Lê Thái Vân Thanh - Trưởng khoa Da liễu - Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM cho rằng, tiêm vaccine cũng có thể là một nguyên nhân do miễn dịch trung gian của cơ thể khi chống lại các yếu tố "giả virus" có khả năng chống lại cả mầm chân tóc. Tuy nhiên, tóc gãy và rụng nếu có xảy ra cũng chỉ là nhất thời và có thể khắc phục.

Theo bác sĩ Thanh, muốn biết chính xác nguyên nhân rụng tóc, bạn cần đến khám tại chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán và can thiệp kịp thời. Bình thường mỗi người có thể rụng 50 - 100 sợi tóc một ngày, sau đó tóc mới sẽ mọc lên thay thế. Nếu số lượng tóc rụng quá nhiều và bất thường do bệnh lý, nang tóc sẽ bị tổn thương, hóa sẹo, không mọc lại tóc được nữa.

Các biện pháp hỗ trợ giảm rụng tóc hậu Covid-19

Các chuyên gia khuyến cáo, để khắc phục tình trạng này, người bị rụng tóc cần giải quyết từng nguyên nhân gây rụng.

Đầu tiên là xây dựng lại chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Chăm sóc tóc mỗi ngày, tránh bím tóc, buộc cao quá nhiều. Chọn dầu gội đầu phù hợp, không chà xát khi gội, hạn chế hóa chất tác động đến tóc (uốn, nhuộm). Việc kẹp thẳng hay dập xoăn tóc bằng nhiệt là một trong những tác động tiêu cực làm khô, gãy và rụng tóc.

Thứ hai, bảo vệ tóc khỏi tia cực tím bằng nón, áo khoác có mũ che để chống lão hóa cho tóc và da đầu. Massage nhẹ nhàng cho da dầu, kích thích tuần hoàn máu để tóc mọc nhanh.

toc

Người bệnh cần kiên nhẫn chăm sóc tóc mỗi ngày (Ảnh minh họa)

Bên cạnh đó, người bị rụng tóc nên bổ sung thêm chất dinh dưỡng tốt cho tóc, nhất là protein và các vitamin, khoáng chất, dùng tinh dầu dưỡng, thoa cấp ẩm... Hạn chế các biện pháp truyền miệng dân gian như dùng bia ủ qua đêm..., gây trầm trọng thêm tình trạng rụng tóc.

Bên cạnh đó, cần giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan. Cố gắng ngủ sớm trước 23h, ngủ đủ giấc. Tập luyện thể dục thể thao, thiền để thư giãn.

Các bác sĩ khuyến cáo người bệnh cần kiên nhẫn chăm sóc tóc mỗi ngày. Nếu tóc rụng kéo dài hơn 6 tháng và có các triệu chứng như rụng tóc thành mảng, ngứa ngáy hoặc các kích thích khác thì nên đến gặp bác sĩ để điều trị.

-->> Bệnh nhân Covid-19 bị tổn thương phổi có thể đối mặt di chứng khó thở, khó quay trở lại công việc

Thúy Ngà  
Từ vụ bé gái 5 tuổi bị chó dữ tấn công: Phòng tránh nguy cơ cho trẻ bằng cách nào?
Chuyên gia đưa 3 khuyến cáo giúp phòng chống cúm A/H5N1
Bác sĩ hướng dẫn cách giúp trẻ thoát hiểm khi hóc dị vật đường thở
Miền Bắc trở lạnh, bác sĩ chuyên khoa lưu ý gì về bệnh viêm đường hô hấp cấp ở trẻ nhỏ?
Cảnh báo 4 bệnh trẻ nhỏ thường mắc vào dịp đầu năm
Học cách sống chung với bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Dấu hiệu đặc trưng và cách phòng ngừa ngộ độc thực phẩm ngày Tết
Nữ sinh viên năm nhất vô tình phát hiện buồng trứng đa nang, bác sĩ đưa lời cảnh báo
Gia tăng người nhập viện do bệnh tim mạch: Phòng tránh thế nào khi trời trở lạnh?
Người già và trẻ nhỏ mắc cúm A tăng đột biến: Dấu hiệu nào nhận biết, phòng bệnh thế nào?
Mỏi mắt tìm sữa chuẩn cho con, hợp túi tiền cho mẹ
Vì sao chơi thể thao khi trời lạnh dễ bị đột quỵ?
Báo động ngộ độc thuốc lá điện tử, bác sĩ đề xuất cấm khẩn cấp
Nguy cơ sâu răng sớm ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị nhanh phục hồi
Hệ thống tiêm chủng VNVC được vinh danh uy tín nhất 2023
Cha mẹ thường ép trẻ đi tất khi ngủ nhưng lại không hay biết sự thật này
Viêm loét da vì tự ý mua thuốc điều trị kiến ba khoang
Gia tăng 20 - 30%, làm gì để tránh đột quỵ khi trời trở lạnh?
Báo động trẻ bị ngộ độc thuốc và hóa chất tại nhà: Phòng thế nào, xử lý ra sao?
Ăn bao nhiêu thịt mỗi ngày để tốt cho sức khỏe?
Xem thêm