Thứ tư, 24/04/2024 08:58
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 26/10/2021 09:19

Báo động sức khỏe từ “hội chứng hậu Covid-19”

BS.CKII Trần Thị Thúy Hằng cho rằng, các triệu chứng như mất khứu giác, vị giác, ho hắng giọng, mất thính lực… có thể là những triệu chứng tai mũi họng của “Covid-19 kéo dài”.

Anh Vũ Nam (Hóc Môn, TP.HCM) vừa được về nhà sau một tháng điều trị Covid-19. Dù đã có kết quả xét nghiệm âm tính nhưng anh vẫn chưa thấy khỏe hẳn vì còn những cơn ho kéo dài, cổ họng luôn có cảm giác ngứa và hắng giọng liên tục.

Empty

BS.CKII Trần Thị Thúy Hằng khuyên nên khám tai mũi họng để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị bệnh sớm, tránh các biến chứng nguy hiểm.

Qua thăm khám, BS.CKII Trần Thị Thúy Hằng, Trưởng khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh nhận định, các triệu chứng của anh có tên gọi chung là “hội chứng hậu Covid-19” – gây ra một loạt các vấn đề như tai mũi họng và tâm lý ở những người đang hồi phục.

Các nhà nghiên cứu vẫn đang tìm hiểu thêm về cơ chế gây bệnh, tuy nhiên hầu hết các triệu chứng được ghi nhận đều có thể điều trị khỏi.

Đối với trường hợp của anh Nam, bác sĩ Hằng kê toa một số thuốc kháng viêm, thuốc kháng histamin giúp anh giảm triệu chứng ngứa họng và ho. Kèm theo đó, bác sĩ cũng khuyên anh nên xịt rửa mũi và súc họng bằng dung dịch sát khuẩn mỗi ngày. Nếu vẫn không thuyên giảm thì bệnh nhân nên đến bệnh viện có chuyên khoa Tai Mũi Họng để bác sĩ nội soi họng thanh quản đánh giá tổn thương và điều trị hiệu quả hơn.

Có một số trường hợp sau nhiễm Covid-19 khi khám online tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, bác sĩ thấy còn triệu chứng tai mũi họng kéo dài, phổ biến nhất là ho dai dẳng, hắng giọng, mất vị giác và khứu giác, ù tai…

Bác sĩ Hằng cho biết, các nghiên cứu hiện nay vẫn chưa xác định rõ cơ chế gây ra vấn đề này. Tuy nhiên, tình trạng ho và hắng giọng liên tục có thể liên quan đến phổi bị tổn thương sau nhiễm virus SARS-Cov-2 hoặc do dịch chảy từ mũi xuống thành sau họng (hội chứng chảy dịch mũi sau) khiến cổ họng luôn có cảm giác ngứa, khó chịu và gây ra các cơn ho không ngừng.

Một nguyên nhân khác là người bệnh khi mới nhiễm virus SARS-Cov-2 thường có các cơn ho khan liên tục, khiến áp lực dạ dày tăng lên, axit từ dạ dày trào ngược lên vùng họng – thanh quản gây tổn thương niêm mạc họng thanh quản, gây cảm giác vướng họng, ho và rối loạn giọng.

Empty

Ho dai dẳng là triệu chứng thường gặp sau nhiễm Covid-19.

Mất khứu giác và vị giác cũng là những triệu chứng phổ biến ở người bệnh trong và sau nhiễm Covid-19. Một số người còn gặp phải tình trạng rối loạn khứu giác và vị giác, khiến họ không cảm nhận được đúng mùi vị.

Theo thông tin đăng tải trên Bệnh viện Mount Sinai (Brooklyn, Mỹ) năm 2021, tình trạng viêm và phù nề niêm mạc mũi đã ngăn cản mùi hương tiếp xúc đến các tế bào thần kinh khứu giác, cũng như virus SARS-Cov-2 gây tổn thương khu vực xung quanh tế bào cảm nhận mùi. Đây là hai nguyên nhân có khả năng gây ra tình trạng mất khứu và rối loạn khứu giác.

Bác sĩ Hằng cho rằng: "Thông thường mất khứu giác và vị giác sẽ tự hồi phục mà không cần can thiệp điều trị. Một số trường hợp rối loạn khứu giác có thể được bác sĩ hướng dẫn phương pháp tập phục hồi khứu giác. Phương pháp này có thể giúp khứu giác hồi phục trong vòng 3 đến 6 tháng, có khi đến 1 năm, tùy đáp ứng điều trị của từng bệnh nhân”.

Một biến chứng tai mũi họng khác mà các nhà nghiên cứu lưu ý là tình trạng mất thính lực sau nhiễm Covid. Về nguyên nhân, có giả thuyết nghi ngờ virus SARS-CoV-2 gây ra các phản ứng miễn dịch ảnh hưởng đến các cấu trúc tai trong. Ngoài ra, Covid-19 có liên quan đến chứng huyết khối (cục máu đông) nên virus này cũng có khả năng gây tắc ở các mạch máu nhỏ trong tai, gây ra tình trạng mất thính lực.

Theo bác sĩ Hằng, nếu xuất hiện các triệu chứng về tai mũi họng sau khi đã điều trị khỏi Covid-19, người bệnh nên khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị, tuyệt đối không tự ý mua thuốc uống, vì việc lạm dụng thuốc kháng viêm và kháng sinh có thể gây ra các tác hại sau này. Đối với tình trạng ho sau Covid-19 do chảy dịch mũi sau, người bệnh nên xịt rửa mũi và súc họng theo bác sĩ hướng dẫn. Tùy vào tình hình, bác sĩ có thể kê toa thuốc phù hợp để điều trị hiệu quả cho bệnh nhân.

Nếu cơn ho, hắng giọng kéo dài do trào ngược axit, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh sử dụng thuốc dạ dày để cải thiện các triệu chứng. Người bệnh cũng nên điều chỉnh chế độ ăn, nên uống đủ nước khoảng 2 lít mỗi ngày, tránh thức ăn cay, chua, không ăn quá khuya hoặc nằm ngay sau khi ăn, kết thúc bữa ăn cách giờ đi ngủ khoảng 3 tiếng.

Từ những phân tích trên, Bác sĩ Hằng khuyến cáo, ho kèm khó thở sau Covid-19 là vấn đề không nên xem nhẹ. Ở giai đoạn hậu Covid-19, nếu tình trạng khó thở vẫn tiếp diễn, nhất là khi làm việc hay hoạt động gắng sức, người bệnh nên đến khám bác sĩ chuyên khoa hô hấp. Những trường hợp khó thở nặng nên nhập viện cấp cứu. Đối với trường hợp rối loạn khứu giác và vị giác, người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng để bác sĩ nội soi kiểm tra, đánh giá mức độ bệnh và hướng dẫn điều trị phục hồi chức năng cho bệnh nhân.

Bác sĩ Hằng chia sẻ thêm, bệnh nhân bị mất mùi sau Covid-19 kéo dài hơn 2 tuần, có kèm triệu chứng nghẹt mũi, chảy mũi, bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng viêm xịt mũi tại chỗ để giúp giảm phù nề niêm mạc mũi và cải thiện khứu giác. Nếu nguyên nhân do tổn thương tế bào cảm nhận mùi, có thể áp dụng phương pháp tập phục hồi khứu giác. Tỷ lệ phục hồi khứu giác ở người bệnh khá cao, khoảng 90% trong thời gian 4 tuần.

Đông Hường  
Bất thường ở tim có thể là dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt
Tăng 10% nguy cơ đột quỵ do thói quen khi ngủ
Nơi bẩn nhất trong phòng làm việc, chứa ổ vi khuẩn gấp 400 lần bồn cầu
Bệnh viện không được từ chối, chậm trễ cấp cứu trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5
Tầm soát sức khỏe toàn diện giúp chủ động cuộc sống
“Đu trend” pha mắm tôm vào trà sữa: Thú vui đánh đổi nguy cơ ngộ độc
Dấu hiệu u xơ tử cung thường gặp là gì?
Chuyên gia y tế thế giới bàn chiến lược cải thiện sức khỏe và bất bình đẳng giới
Thịt gà có 6 dấu hiệu này tuyệt đối không ăn
Cải thiện ngồi lâu giúp tăng tuổi thọ ở người lớn tuổi
Loại thực phẩm giúp vui vẻ cả ngày phải bổ sung thường xuyên trong bữa ăn
Hoạt động thể chất làm giảm 23% nguy cơ bệnh tim
Công thức “vàng” cho bữa ăn nhẹ dinh dưỡng, tiện lợi từ sữa tươi và yến mạch
Hoại tử vùng rốn sau khi hút mỡ bụng theo quảng cáo trên mạng
Tập thể dục buổi tối giúp giảm 61% nguy cơ tử vong sớm
Chế độ ăn của người dân Vùng xanh: Bí quyết sống lâu sống khoẻ
Lão hoá và và 4 cách làm chậm lại sự già đi của cơ thể
Cao huyết áp uống rượu được không?
Bé gái 12 tuổi bị xâm hại sinh con: Chuyên gia nhắn nhủ gì với phụ huynh?
Tủ lạnh mất điện bảo quản được thực phẩm trong bao lâu?
Xem thêm