Thứ sáu, 10/05/2024 14:42
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 18/03/2020 16:00

Phòng COVID-19: Khi nào nên rửa tay ướt, khi nào dùng gel khô?

COVID-19 không chỉ khiến khẩu trang cháy hàng mà các loại nước, gel rửa tay cũng được “săn lùng” không kém phần. Tuy nhiên, bạn cần biết khi nào nên dùng dung dịch rửa tay khô, khi nào dùng xà phòng với nước để sạch khuẩn tối ưu.

Gel rửa tay khô không thể thay thế được xà phòng

Rất nhiều người cho rằng chỉ cần rửa tay thường xuyên là có thể giúp ngăn ngừa được COVID-19, có thể sử dụng xà phòng hay dung dịch rửa tay khô đều được. Tuy nhiên bạn nên biết rằng, rửa tay khô chỉ là phương án dự phòng cho những nơi không có nước sạch và không thể dùng để thay thế hoàn toàn cho việc rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước sạch.

khi nao nen rua tay uot khi nao nen dung kho de ngua covid-19 giadinhvietnam (2)

Rửa tay khô chỉ là phương pháp dự phòng cho những nơi không có nước sạch (Ảnh minh họa)

Đây cũng là khuyến cáo của hầu hết các tổ chức/đơn vị/chuyên gia về y tế, sức khoẻ trên toàn cầu như Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hay Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC)*.

Khi nào nên rửa ướt, khi nào nên dùng khô để phòng dịch COVID-19

Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy các dung dịch rửa tay khô chuyên dụng hoạt động tốt trong môi trường lâm sàng như bệnh viện, nơi tay tiếp xúc với vi trùng nhưng không bị dính đất cát hay dầu mỡ.

Tuy nhiên, bàn tay sẽ rất bị dính bẩn hoặc trở nên nhờn nhớt do các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Nếu tay bị dấy bẩn nhiều, trong lúc này gel rửa tay khô sẽ không hoạt động tốt được. Rửa tay bằng xà phòng và nước đặc biệt được khuyến khích trong những trường hợp này. Bởi, xà phòng sẽ gột sạch dầu mỡ và bụi bẩn, rửa trôi, mang đi phần lớn vi khuẩn.

khi nao nen rua tay uot khi nao nen dung kho de ngua covid-19 giadinhvietnam (1)

Rửa tay bằng xà phòng với nước sạch giúp loại bỏ vi khuẩn, vi rút gây bệnh hiệu quả hơn (Ảnh: Tuổi Trẻ)

Không những vậy, ngay cả trong những trường hợp bàn tay không bị dấy bẩn bằng mắt thường như: dùng laptop, điện thoại di động, tay vịn cầu thang, chạm tay nắm cửa, bấm nút thang máy nơi công cộng… thì xà phòng và nước sạch vẫn cần được ưu tiên cho việc làm sạch tay.

So với nước rửa tay khô thì việc dùng xà phòng không chỉ mang lại hiệu quả hơn nhiều mà còn là một giải pháp tiết kiệm, dễ dàng duy trì lâu dài hơn. Trong trường hợp nếu không có điều kiện rửa tay dưới vòi nước sạch với xà phòng thì mới cần dùng đến gel hay dung dịch rửa tay khô với độ cồn tối thiểu 60% như là một biện pháp thay thế.

Theo khuyến nghị từ WHO, chúng ta chỉ nên sử dụng dung dịch rửa tay khô trong những trường hợp gấp rút hay thiếu nước sạch và xà phòng diệt khuẩn để vệ sinh tay. Tuy nhiên, nên thận trọng khi chọn lựa thương hiệu dung dịch rửa tay khô cũng như tránh lạm dụng để hạn chế các tác hại không mong muốn, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ.

Chúng ta cần duy trì thói quen rửa tay với xà phòng thường xuyên để không chỉ hỗ trợ phòng dịch COVID-19 hiệu quả trong thời điểm hiện tại mà còn giúp giảm 35 - 47% nguy cơ nhiễm các bệnh như: tay chân miệng, tiêu chảy, thương hàn... để bảo vệ cơ thể luôn khỏe mạnh. Chỉ sử dụng gel khô khi không có nước sạch và xà phòng.

-> Cách loại bỏ virus, vi khuẩn trên khẩu trang vải ngăn ngừa dịch bệnh

Lời khuyên 'vàng' cho người cao huyết áp
Giải pháp cải thiện ù tai, nghe kém ở người cao tuổi từ thảo dược
Người Việt thích thưởng trà nhưng đa số mắc 3 sai lầm tai hại
Da dầu nên dưỡng ẩm vào ban đêm không?
Mùa hè nóng nực ăn kem mỗi ngày có tốt không?
Bổ sung 7 nhóm thực phẩm cho mái tóc chắc khỏe, dày dặn
Nam giới ăn giò lợn, chân dê tăng cường 'chuyện ấy' được không?
5 màu sắc trang phục nổi bật, ăn ảnh đáng sắm nhất Hè 2024
'Bảo bối' giúp giữ gìn làn da khỏe đẹp suốt ngày hè
3 quy tắc 'vàng' giúp tập thể dục thể thao đạt hiệu quả
8.000 trẻ em Việt mắc bệnh tan máu bẩm sinh mỗi năm: 'Đau đầu' bài toán sức khoẻ giống nòi
Không còn khàn tiếng, u xơ dây thanh quản nhờ bí quyết thảo dược
3 loại nước giúp Dương Mịch luôn có body thanh mảnh, da căng mướt ở tuổi U40
7 triệu chứng cholesterol cao thường bị bỏ qua ở phụ nữ tuổi 40
1 người chết, 18 người nhập viện sau khi ăn cỗ ở Thái Bình: Bác sĩ chỉ món khoái khẩu mang ổ bệnh
Bổ sung thực phẩm gì sau khi tập cơ bụng để nhanh có '6 múi'?
Không một giọt rượu bia vẫn 'dính' nồng độ cồn do hội chứng kỳ lạ hiếm người gặp
8 lợi ích bất ngờ từ việc ôm đối phương
4 kiểu váy 'hack' dáng, chiều cao như tăng thêm 10cm
6 cách 'biến' da khô thành căng mọng suốt mùa hè
Xem thêm