Chủ nhật, 05/05/2024 09:39
|
Hà nội 21*C/61%
Chủ nhật, 27/02/2022 09:10

Nữ sinh ngành y giấu gia đình xông pha vào vùng dịch

Không muốn gia đình lo lắng, nữ sinh Trần Thị Thu Phương đã giấu bố mẹ chuyện vào miền Nam đến tâm dịch hỗ trợ người dân, giành giật mạng sống cho họ từ tay tử thần.

Trong cuộc chiến trường kỳ chống lại dịch bệnh Covid-19, những y bác sĩ, sinh viên ngành y luôn là lực lượng nòng cốt, chủ đạo nơi tuyến đầu chống dịch. Và trong hàng ngàn cánh tay tham gia tình nguyện đó, Trần Thị Thu Phương là sinh viên luôn căng tràn nhiệt huyết trên mặt trận “diệt” Covid-19 ở thành phố mang tên Bác.

nu sinh nganh y2

Nữ sinh viên Trần Thị Thu Phương - Trường Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam

Những ngày tháng 8/2021, giữa lúc Thành phố Hồ Chí Minh đang là tâm dịch nóng nhất của cả nước, theo lời kêu gọi của trường Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam, nữ sinh Trần Thị Thu Phương (sinh viên ngành Y học cổ truyền) đã nhanh chóng đăng ký tham gia tình nguyện vào Nam chống dịch, dù khi đó em mới chỉ là sinh viên năm thứ ba và chưa có nhiều kinh nghiệm nghề nghiệp.

Phương chia sẻ, khi nhận được lời kêu gọi của nhà trường vào Sài Gòn chống dịch, bản thân em đã đăng ký tham gia luôn mà không suy nghĩ quá nhiều.

“Tình hình dịch bệnh ở Sài Gòn vào thời điểm tháng 8 rất căng thẳng nên khi thấy nhà trường kêu gọi sinh viên tham gia chống dịch, em đã đăng ký ngay với mong muốn được góp một phần sức lực nhỏ bé của mình để đẩy lùi Covid-19.

Tuy nhiên, ngay sau đó đã có rất nhiều người khuyên em nên suy nghĩ lại vì họ kể rằng ở trong Sài Gòn đang rất nguy hiểm, số người tử vong do dịch rất nhiều, con gái đi lại càng vất vả nên ở lại Hà Nội mà học hành,... Rất nhiều bạn bè cùng đăng ký với em đã rút lui và bỏ cuộc nhưng em nghĩ mình phải lên đường, đó là sứ mệnh, là trách nhiệm của một người bác sĩ tương lai”, Phương tâm sự.

Nữ sinh này cho biết, khi đăng ký tham gia chống dịch, điều em lo sợ nhất là sự phản đối của gia đình. Bởi với cương vị làm cha làm mẹ, ai cũng sẽ lo lắng cho con mình khi xông pha vào nơi nguy hiểm.

“Em biết bố mẹ sẽ rất lo lắng và không cho em đi nên em đã giấu chuyện này với bố mẹ tới khi ra sân bay. Biết tin em vào Nam chống dịch, bố mẹ em bất ngờ và trăn trở lắm nhưng cũng không ngăn cản được nữa vì lúc ấy em đã chuẩn bị lên máy bay rồi”, Phương kể lại.

Để bố mẹ yên tâm, bớt lo lắng và ủng hộ quyết định của mình, Phương thường gửi về những tấm hình nhí nhảnh, vui tươi của mình khi cùng đồng đội làm việc tại tâm dịch, rồi hứa với mẹ sẽ bình an trở về.

nu sinh nganh y1

Phương thường gửi những tấm hình vui tươi, lạc quan trong những ngày chống dịch để bố mẹ yên tâm

Chia sẻ trong lần đầu đi chống dịch này, Phương kể rằng em đã được trải nghiệm rất nhiều cảm xúc tại đây. Lần đầu tiên đi máy bay, lần đầu tiên vào Sài Gòn, lần đầu tiên ăn cùng, ngủ cùng với những người xa lạ,... nhưng cũng là lần đầu tiên cho em cảm nhận được sự hạnh phúc và tình cảm của những con người không hề quen biết nhưng lại sống như anh em ruột thịt trong một nhà.

Cũng giống như bao tình nguyện viên tham gia chống dịch, nhiệm vụ chính của Thu Phương là lấy mẫu xét nghiệm cho người dân, hỗ trợ tiêm và tư vấn F0 theo dõi sức khỏe tại nhà. Dù biết rằng nguy cơ lây nhiễm rất cao nhưng Phương vẫn rất vui vì được là một phần trong lực lượng chống dịch, đóng góp sức trẻ và kiến thức mình để giúp đất nước sớm trở lại bình thường.

Sống giữa tâm dịch, khi số ca nhiễm mỗi ngày tăng cao và trường hợp bệnh nhân tử vong là khó tránh khỏi đã khiến Phương bị ám ảnh đến cả trong giấc mơ.

“Ban ngày phải tiếp xúc với quá nhiều F0 nên một tuần đầu tiên, đêm nào em cũng mơ mình bị mắc Covid-19, cứ chợp mắt được một chút lại tỉnh vì sợ.

Em đã từng nghĩ, giả dụ mình vào đây chống dịch mà không may bị mắc Covid-19 hoặc tận cùng là cái chết thì bản thân em cũng sẽ không bao giờ hối hận vì mình đã sống có ích và góp một phần sức nhỏ cho đất nước. Có lẽ, nhờ có tham gia chống dịch thì em mới thấy được sự nguy hiểm ở Sài Gòn khi đó như thế nào và thấu hiểu sự hy sinh của các y bác sĩ lớn lao ra làm sao”, Phương tâm sự.

Ám ảnh là vậy, thế nhưng với tâm niệm vào miền Nam trên tinh thần tự nguyện, cống hiến và hết mình, tất cả vì sức khỏe nhân dân và cũng là nhiệm vụ của một lương y, dù làm việc với cường độ cao nhưng nữ chiến binh áo trắng vẫn luôn hăng hái, sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi được điều động.

nu sinh nganh y

Phương cùng các nhân viên y tế quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19

Hơn 4 tháng trở về từ tâm dịch TP.HCM, Trần Thị Thu Phương vẫn không thể quên được những tháng ngày cùng gắn bó tại nơi này. 45 ngày chiến đấu với dịch Covid-19 ở miền Nam là những ngày Phương được trải nghiệm, được thử thách bản thân và cũng là quãng thời gian với biết bao kỷ niệm mà thanh xuân của em đã có.

Chia tay thành phố mang tên Bác, Phương và các bạn sinh viên tình nguyện tiếp tục trở lại với việc học tập, với những công việc thường ngày. Tuy nhiên, hành trình chiến đấu với Covid-19 sẽ ở lại phía sau như một trang nhật ký đầy cảm xúc được lưu giữ bởi những kỷ niệm đầy ý nghĩa và đầy màu sắc.

“Khoảng thời gian một tháng rưỡi tham gia chống dịch ở Thành phố Hồ Chí Minh không quá dài nhưng cũng không quá ngắn, đủ để những sinh viên ngành y như em có những trải nghiệm không thể quên trong cuộc đời. Chúng em hiểu và trân quý hơn nghề nghiệp, trân quý hơn mỗi phút giây cuộc sống và hiểu rằng sống là cống hiến, sống là cho đi. Để từ đó, phấn đấu trở thành một bác sĩ có tâm và có tầm, có thể chữa được bệnh cho mọi người", Phương xúc động nói.

-->> Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội chỉ 6 điều “KHÔNG ĐÚNG” về Covid-19

Thúy Ngà  
Công việc nhàm chán gây mất 37% trí nhớ sau tuổi 70
Chán cảnh nghỉ lễ dài ngày rồi lại làm bù
'Siêu phủi' Racheen Bello dự giải bóng đá 7 người tỉnh Thanh Hóa
Già hóa dân số tại Việt Nam: Phụ nữ cao tuổi chịu nhiều ảnh hưởng nhất
3 bước từ bỏ Google
Học viện cưỡi ngựa Hoàng Gia ghi danh Việt Nam lên bản đồ môn thể thao quý tộc thế giới
Gần 1.500 công trình đề cử tham gia giải thưởng VinFuture 2024
Lên núi Thạch Bàn tận mắt xem nơi tiên đánh cờ
Ngắm bình minh đẹp như tranh vẽ tại bến Ninh Kiều, chợ nổi Cái Răng
'Ngân hàng sữa mẹ” cưu mang sức khỏe đầu đời cho trẻ sơ sinh
Đồng hồ 7 tỷ đồng xem giờ bằng cách… đếm hoa
5 món lẩu chay nghe lạ tai nhưng thơm ngon, thanh lành
Messi, Ronaldo đi giày của hãng nào?
Gửi 50 đơn hàng đồ ăn đến nhà chơi khăm bạn gái cũ
Vụ “chặt chém” khách Tây 3 quả dứa 500 nghìn đồng gây xôn xao dư luận
Du khách tới huyện đảo Vân Đồn không được mang theo các sản phẩm nhựa
Dự báo thời tiết 30/4: Miền Bắc nhiều nơi nắng gắt, đêm có mưa giông
Lễ thượng cờ thiêng liêng mừng chiến thắng 30/4 tại quảng trường Ba Đình
Sôi động Khai mạc Giải đua ngựa Shanrila Mường Lò trong rừng trúc đẹp nhất Việt Nam
Đau bụng âm ỉ cả tháng, bất ngờ phát hiện xương cá đâm xuyên thành ruột
Xem thêm